fbpx

Trong đầu tư HAY không bằng HÊN

Đằng sau một may mắn, hay một quyết định đầu tư tuyệt vời thường có sự chuẩn bị chu đáo và kỷ luật cao độ. Một người có sự trưởng thành và hiểu biết thì các cơ hội sẽ đến gõ cửa anh ta. Khi đó anh ta phải có phương tiện, có sự phán đoán, và có sự dũng cảm để nắm lấy các cơ hội đó.

Đọc bài viết của nhà đầu tư Howard Marks, tôi mới biết rằng thành tích đầu tư của Masayoshi Son (Softbank) thật khủng, bình quân 44%/năm trong vòng 18 năm qua. Tuy nhiên nhìn kỹ hơn thì thấy có một vấn đề, đó là phần lớn thành công này đến từ 1 khoản đầu tư. 20 triệu đôla Softbank đầu tư vào Alibaba năm 2000 giờ có giá trị 50 tỷ đôla, tăng 2500 lần. Kỹ năng hay may mắn, bác Howard Marks đặt dấu hỏi?

Câu chuyện này liên tưởng tới 3 câu chuyện khác cũng rất thú vị:

Câu chuyện đầu tiên:

Quỹ FrontPoint của Steve Eisman, nổi tiếng với thương vụ bán khống “các loại chứng khoán phái sinh từ các khoản cho vay nhà đất dưới chuẩn” trong đại khủng hoảng 2008-2009, biết đến ý tưởng đầu tư này từ một cuộc gọi điện nhầm số.

Câu chuyện thứ hai:

Vào cái ngày mà nhà sáng lập Walmart – Sam Walton tới công ty chứng khoán để bàn chuyện IPO (năm 1970), Sam Walton tình cờ gặp một người làm việc ở quỹ đầu tư T. Rowe Price. Ông tự tin đến nỗi khiến cho anh chàng này tin rằng Walmart sẽ rất thành công. Thế là sau khi về công ty, anh chàng này mua một lô lớn cổ phiếu Walmart cho quỹ T. Rowe Price. Quỹ này nắm giữ Walmart trên 10 năm và trở thành ngôi sao sáng trong nghành quản lý quỹ.

Câu chuyện thứ ba:

Xa hơn nữa, quay trở lại thời Benjamin Graham năm 1948. Trong 20 năm, ông miệt mài với rất nhiều ý tưởng đầu tư và có được tỷ suất sinh lời 20%/năm. Tuy nhiên tổng số lợi nhuận đó lại không bằng số tiền thu được từ một công ty tăng trưởng – GEICO. Ngạc nhiên hơn nữa là số cổ phần GEICO được rao bán nhưng rất nhiều công ty chứng khoán hồi đó không quan tâm nên mới tới lượt Benjamin Graham.

Ông lại nhất quyết đòi mức giá gần tương đương với giá trị sổ sách, may mà người bán vẫn đồng ý. Cuối cùng quỹ của Graham bỏ ra $712,000 (25% danh mục) để mua 50% cổ phần GEICO. Một điều hiếm khi xảy ra vì ông thường đầu tư không quá 5% vào một thương vụ.

Tuy nhiên giao dịch này không được nhà nước chấp nhận vì có quy định quỹ đầu tư không được sở hữu quá 10% công ty bảo hiểm. Benjamin Graham đem GEICO trả lại người bán (gia đình Rhea) nhưng họ không chấp nhận. (Quá may mắn).

Graham đành đem số cổ phiếu GEICO chia cho các cổ đông của quỹ Graham-Newman. Một nhà đầu tư sở hữu 100 cổ phiếu Graham-Newman năm 1948 (có giá $11,413) và nắm giữ cổ phiếu GEICO được chia sẽ thu về 1.66 triệu đô năm 1972.

  • Những kinh nghiệm được chia sẻ từ bậc tiền bối

Kỹ năng hay may mắn? Benjamin Graham đã từng đặt câu hỏi này trong cuốn nhà đầu tư thông minh. Những điều ông rút ra từ câu chuyện của chính mình là:

1. Có rất nhiều cách để kiếm và giữ tiền trên Phố Wall.

2. Một lần may mắn, hoặc một quyết định cực kỳ thông minh – liệu chúng ta có phân biệt được chúng? – có thể mang lại thành quả lớn hơn công sức cả đời làm việc.

Tuy nhiên, đằng sau một may mắn, hay một quyết định tuyệt vời thường có sự chuẩn bị chu đáo và kỷ luật cao độ. Một người có sự trưởng thành và hiểu biết thì các cơ hội sẽ đến gõ cửa anh ta. Khi đó anh ta phải có phương tiện, có sự phán đoán, và có sự dũng cảm để nắm lấy các cơ hội đó.

Nguồn: dautugiatri.blogspot

Có thể bạn quan tâm: Điều quan trọng nhất – Howard Marks

Sự khôn ngoan khác biệt dành cho những nhà đầu tư thông minh

(Cuốn sách huyền thoại Warren Buffett khuyên mọi nhà đầu tư nên đọc)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề