fbpx

Trường hợp nào thì nhà giao dịch nên nâng mức dừng lỗ?

Trước khi một nhà giao dịch bắt đầu hành động thì anh ta chắc chắn phải chuẩn bị mức dừng lỗ cho mình. Nhưng liệu mức dừng lỗ ấy sẽ vẫn nên giữ cố định cho đến hết giao dịch? 

Khi nào thì nhà giao dịch sẽ cần nâng mức dừng lỗ lên? 

Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn mua một cổ phiếu và đặt điểm dừng lỗ dưới giá vào lệnh của bạn. Ban đầu giá đi lên nhưng sau đó quay đầu giảm mạnh khiến lợi nhuận chưa thực hiện của bạn bị âm, nhích dần về giá cắt lỗ mà bạn đã thiết lập. Bạn sẽ làm gì tiếp theo? Trước hết, như tôi đã thảo luận ở trên, bạn nên học hỏi từ sai lầm của mình khi không đi nâng giá dừng lỗ. Điểm dừng lỗ đó lẽ ra phải được nâng lên thành hòa vốn. 

Mức dừng lỗ chỉ nên được nâng lên chứ không phải hạ xuống 

Trường hợp nào thì nhà giao dịch nên nâng mức dừng lỗ?

Bây giờ bạn chỉ có hai sự lựa hoặc là cắt lỗ ngay lập tức, chịu mất một khoản nhỏ hoặc tiếp tục nắm giữ. Tuy nhiên, nhiều nhà giao dịch thường có một lựa chọn hoàn toàn không nằm trong kế hoạch ban đầu: hạ điểm dừng lỗ xuống thấp hơn và hy vọng thương vụ đang thua lỗ đó có thể bật tăng trở lại. Chỉ một lần này thôi, họ tự nhủ như vậy.

 Đừng làm điều đó! Điều cần làm khi một giao dịch bắt đầu biến động không đúng với những gì bạn đã dự đoán là chấp nhận một khoản lỗ nhỏ và tiếp tục đánh giá lại biểu đồ và sẵn sàng làm lại nếu một cơ hội khác xuất hiện. Việc phá vỡ các quy tắc quản lý rủi ro bằng cách thực hiện phân tích chi phí cận biên của suy nghĩ “chỉ một lần này thôi” thường dẫn đến một loạt các hành động tương tự mà không có hồi kết.

Những mức lỗ nhỏ khi kết hợp sẽ đủ sức phá hủy tài khoản của nhà giao dịch 

Chi phí cận biên của việc phá vỡ quy tắc “chỉ lần này” dường như không đáng kể, nhưng trong giao dịch, toàn bộ thiệt hại mà nó gây ra thường sẽ cao hơn nhiều và quá nhiều cái “một lần này thôi” hầu như sẽ dẫn đến tổn thất tài chính đáng kể và kết thúc sự nghiệp giao dịch của một người. 

Tuy nhiên, một cách vô thức, nhiều nhà giao dịch sử dụng học thuyết chi phí biên khi giao dịch và đặc biệt là khi họ thua lỗ. Một giọng nói vang lên trong đầu họ: “Nhìn này, tôi biết rằng theo nguyên tắc chung, tôi không nên làm điều này. Nhưng trong thương vụ này, chỉ lần này thôi, hãy cho nó nhiều “room” hơn.” Và giọng nói này nghe có vẻ đúng, cái giá của việc làm sai “chỉ một lần này” có vẻ rất thấp. Tuy nhiên, khi bạn đã mắc bẫy, bạn không thể nhìn thấy con đường sai lầm đó sẽ dẫn bạn đến đâu hay bạn sẽ mất bao nhiêu tiền cho sự lựa chọn sai lầm đó.

Nếu một nhà giao dịch tiếp tục dung túng cho hành động thiếu cơ sở của mình thì chẳng khác gì việc anh ta đang sử dụng thời gian để phân phát tiền cho những nhà giao dịch khác trên thị trường. Thực ra tâm lý “chỉ một lần này thôi” khá phổ biến giữa những nhà giao dịch, lời khuyên cho bạn chính là đầu óc bạn hình thành suy nghĩ ấy, hãy thoát ra khỏi giao dịch ngay.

Khác với phong cách đầu tư giá trị, nhà giao dịch trong ngày luôn có thể bắt đầu một ngày giao dịch mới với những cơ hội mới mỗi ngày. Việc bạn thua lỗ cho hôm nay sẽ có thể được đòi lại vào ngày mai nên không việc gì mà bạn phải cố gắng “hết mình” với chỉ một giao dịch.

Trích từ quyển sách: “Kỹ thuật giao dịch nâng cao để kiếm tiền hàng ngày trên thị trường chứng khoán – Advanced Techniques in Day Trading”.

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật giao dịch NÂNG CAO để kiếm tiền hàng ngày

trên thị trường chứng khoán

(Advanced Techniques in Day Trading) – Andrew Aziz

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề