fbpx

Tư duy của người thành công giữa khủng hoảng covid-19: từ đầu tư đến các khía cạnh của cuộc sống

Thế giới hậu coronavirus (covid-19) sau 6-12 tháng nữa chắc chắn sẽ rất khác so với ngày nay. Nhưng thay vì mãi lo lắng về sự không chắc chắn của nó, hãy tập trung vào những gì chúng ta có thể làm ngay bây giờ.

Tư duy của người thành công giữa khủng hoảng covid-19

“Và một khi cơn bão đã đi qua, bạn sẽ không còn nhớ vì sao bạn lại vượt qua được nó, làm cách nào mà bạn lại sống sót. Bạn thậm chí còn chẳng thể chắc rằng, liệu cơn bão đã thực sự kết thúc chưa. Nhưng chỉ có một điều là chắc chắn. Một khi bạn đã đi qua cơn bão, bạn sẽ không còn là con người của trước đây. Ý nghĩa của cơn bão là vậy đó.”

~ Haruki Murakami

Trong một bài phát biểu năm 1959, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã phát biểu một câu nói nổi tiếng: “Trong tiếng Trung, chữ ‘khủng hoảng’ bao gồm hai ký tự – hiểm nguy và cơ hội.”

Tư duy của người thành công giữa khủng hoảng covid-19

Mặc dù ngày nay hầu hết chúng ta biết đây không phải là cách giải thích chính xác các ký tự Hán ngữ, nhưng sự khôn ngoan của Kennedy khi nghĩ khủng hoảng mang lại cơ hội lại quan trọng hơn bao giờ hết trong thời điểm này.

Tại sao không làm điều đó khi nó có thể giúp bạn và những người xung quanh đối phó tốt hơn và vượt qua tình hình dịch bệnh?

Dưới đây là 11 điều bạn có thể làm trong giai đoạn mà thời gian “trú ngụ trong nhà” dài hơn. Thế giới sau sáu đến mười hai tháng nữa dường như sẽ rất khác so với ngày nay. Nhưng thay vì mãi lo lắng về sự không chắc chắn của nó, hãy tập trung vào những gì chúng ta có thể làm bây giờ, khi chúng ta có thời gian.

Hãy bắt đầu ngay.

Tư duy của người thành công giữa khủng hoảng covid-19

1. Sống sót

Có đủ tiền để chu cấp cho những nhu cầu cơ bản trong tay hoặc trong tài khoản ngân hàng của bạn. Tích lũy quỹ khẩn cấp trong khoảng 6-8 tháng luôn là một ý tưởng tốt, nhưng đây là điều cần thiết ở thời điểm này. Giữ tiền mặt này để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bạn, như thực phẩm, thuốc men, chỗ ở và các tiện ích cơ bản. Đừng dùng tiền này để mua cổ phiếu, dù có vẻ như nó hấp dẫn (trừ phi bạn thực sự có nhiều hơn). Số tiền này là dành cho sự sống còn của gia đình bạn, không phải chỉ mỗi bạn. Đừng trở nên tham lam hoặc ích kỷ với đồng tiền.

Tư duy của người thành công giữa khủng hoảng covid-19

2. Giúp người khác sống sót

Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, bất kể tôn giáo, đẳng cấp, vị thế xã hội hay tài chính. Vì vậy, nếu bạn đủ may mắn về tài chính, hãy giúp đỡ những người khác khi có thể. Có thể trợ cấp một tháng cơ bản cho người giúp việc, tài xế, nhân viên bảo vệ hoặc bất kỳ người nào đã giúp bạn có được cuộc sống dễ dàng hơn. Giúp xóa mờ nỗi sợ hãi của họ. Sinh kế của họ gặp nguy cơ cao hơn bạn.

3. Nhận định đúng những vấn đề nền tảng

Trở lại với nhu cầu của bạn, sau khi đảm bảo quỹ khẩn cấp nằm ở nhà, tài khoản ngân hàng hoặc quỹ có tính thanh toán tốt, hãy xem xét các phương hướng để đầu tư phần tiền còn lại. Chọn vốn cổ phần (cổ phiếu và/hoặc quỹ đầu tư) chỉ với số tiền bạn không dùng đến trong 5 năm tới. Đầu tư theo kiểu đứt quãng, có thể dàn trải trong sáu tháng tới. Đừng mượn tiền để đầu tư vào cổ phiếu, đừng bán nhà để làm như vậy. Ngoài ra, hãy nhớ rằng giá rẻ không có nghĩa là giá trị. Và giá rẻ có thể trở nên rẻ hơn (nhiều). Vì vậy, đảm bảo hiểu những gì mình làm và tại sao bạn làm điều đó. Nhân tiện, đối với tiền bạn cần trong năm năm tới, hãy đầu tư và quỹ thanh khoản hoặc tiền gửi cố định.

4. Nghiên cứu lại luận điểm đầu tư của bạn

Hãy nhìn kỹ vào các doanh nghiệp mà bạn sở hữu, mà không bị ám ảnh về sự hối tiếc hoặc nỗi đau khi mất một phần lớn tài sản ròng của bạn trong vụ sụp đổ vài tuần qua. Nghiên cứu lại luận điểm của bạn đối từng cổ phiếu đã sở hữu. Nếu cổ phiếu nào không phù hợp với luận điểm ban đầu nữa, hãy bán nó dù bạn đang lời hoặc lỗ thế nào. Đừng đả động vào các cổ phiếu còn lại. Và xin đừng ám ảnh về giá cổ phiếu của bạn. Điều gì tới thì sẽ tới. Không ai có thể cho bạn bất kỳ ý tưởng đáng tin cậy nào về tình hình biến động của cổ phiếu trong vài tuần tới hoặc tháng tới. Nếu ai đó bảo rằng mình làm được, anh ta đang bị ảo tưởng đấy.

5. Chung sức hành động

Thảo luận tình hình tài chính với bạn đời của bạn. Mọi thành viên trong gia đình phải biết điều kiện tài chính thực sự của gia đình, để mọi người có thể đưa ra ý tưởng và cũng sẵn sàng thay đổi thói quen tiết kiệm và chi tiêu của mình. Ý tưởng ở đây không chỉ là cả gia đình cùng vượt qua tình trạng khẩn cấp này, mà còn học cách đối phó với các trường hợp khẩn cấp trong tương lai cùng nhau.

6. Bên cạnh con cái bạn

Với những đứa trẻ ở nhà và không bận rộn bài vở, hãy dành thời gian dạy chúng về tầm quan trọng của việc xây dựng tính cách, thói quen và thái độ đúng đắn để đối phó với tất cả những gì cuộc sống mang lại. Bạn cũng nên dạy con những điều cơ bản về tiền bạc và tầm quan trọng của việc tiết kiệm cho những trường hợp khẩn cấp. Giờ đây, chúng sẽ hiểu rõ thuật ngữ “khẩn cấp” hơn. Và không chỉ về tiền bạc, hãy dành thời gian để đọc, viết, xem chương trình giải trí, nấu ăn, tập thể dục, thiền, dọn dẹp cùng con và đôi khi chỉ cần ở bên cạnh con là đủ.

Tư duy của người thành công giữa khủng hoảng covid-19

7. Bên cạnh bố mẹ bạn

“Gia đình” của bạn không chỉ là vợ/chồng và con cái bạn mà còn cả bố mẹ của bạn nữa. Nếu bạn đang chạy trước họ, bây giờ là thời gian chậm lại để phù hợp với tốc độ với bố mẹ của bạn. Dành thời gian với họ. Lắng nghe họ. Tìm hiểu cách họ đã xử lý các trường hợp khẩn cấp trong cuộc sống. Họ sống lâu hơn bạn, và họ không chỉ nói để mỗi chính họ nghe.

8. Lưu giữ tài liệu của bạn có trật tự

Cất giữ tài liệu tài chính và các tài liệu quan trọng khác cũng như những thông tin cần thiết có trật tự. Không chỉ lưu giữ bản mềm của những tài liệu này hãy in chúng ra và nói chuyện về chúng với bạn đời của bạn và cất giữ chúng cẩn thận. Hãy tưởng tượng virus cho bạn một tháng để sống. Bạn sẽ làm điều đó ngay bây giờ vì lợi ích của những người thân đúng không nào?

9. Bắt đầu học (nhiều hơn)

Lý do “thiếu thời gian” thường là thứ khiến bạn trì hoãn trước những cuốn sách tuyệt vời bị bám đầy bụi trên giá sách, đây là lúc để đọc chúng.

10. Chuẩn bị cho tương lai

Nâng cấp kỹ năng của bản thân và học một số kỹ năng mới sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Trong bối cảnh hoảng sợ virus, chúng ta có thể không chú ý vào rủi ro bị mất việc do tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục học hỏi và tiếp tục cập nhật các kỹ năng của mình, chúng ta có thể không rơi vào nhóm thất nghiệp trong thời gian dài hơn. Nhân tiện, bản thân công nghệ đã tạo ra môi trường học tập online tiên tiến, nằm ngay trong tầm tay chúng ta. Chúng ta chỉ cần sẵn sàng sử dụng khi có thời gian mà thôi. Để bắt đầu, hãy xem xét hơn 450 khóa học Ivy League mà bạn có thể tham gia miễn phí ngay bây giờ.

11. Tái kết nối

Gọi điện cho bạn bè và các thành viên gia đình ở xa và hỏi thăm sức khỏe và tình hình đối phó với khủng hoảng của họ. Khuyến khích họ nhìn vào những mặt tích cực của cuộc khủng hoảng và hướng dẫn họ chuẩn bị cho mọi trường hợp khẩn cấp. Kể với họ tất cả những gì bạn học được ở trên nếu chúng có ý nghĩa với bạn.

Tất cả những gì chúng ta có là BÂY GIỜ

Thời điểm hiện tại là tất cả những gì chúng ta có để tạo ra cuộc sống của mình và chúng ta phải ưu tiên những việc chúng ta muốn làm NGAY BÂY GIỜ. Hối tiếc về quá khứ như lãng phí thời gian và năng lượng vào những điều không thể. Còn lo lắng về tương lai không khác nào không có niềm tin vào khả năng của bạn và những người khác trước những thử thách.

Cách tốt nhất có thể để chuẩn bị cho ngày mai là tập trung với tất cả trí tuệ của bạn, tất cả sự nhiệt tình của bạn vào công việc ngày hôm nay. Chỉ cần tập trung vào những gì bạn làm, ngay tại thời điểm này. Như vậy, bất kỳ hoạt động nào cũng có thể coi đó là thiền (làm với sự chú tâm).

Tư duy của người thành công giữa khủng hoảng covid-19

Và như Viktor Frankl đã viết về những trải nghiệm của mình khi bị giải đến trại tập trung của Đức Quốc xã:

“Con người có thể bị tước bỏ mọi thứ nhưng có một điều, thứ cuối cùng của tự do cá nhân – chọn cho mình thái độ trong bất cứ hoàn cảnh nào, chọn một cách thức của riêng mình”.

Mong bạn bình an, tỉnh táo, có trách nhiệm và sống ở hiện tại.

Nguồn: Safalniveshak, Happy Live dịch

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề