fbpx

Vén màn bí ẩn về cuộc đời tỷ phú Charlie Munger và 4 lời khuyên “đắt giá” từ vị tỷ phú huyền thoại dành cho nhà đầu tư

Tỷ phú đầu tư Charlie Munger – người bạn và cộng sự lâu năm của Warren Buffett tại Berkshire Hathaway – vừa qua đời ở tuổi 99. Công ty đầu tư Berkshire Hathaway hôm 28/11 thông báo Munger đã ra đi “yên bình” vào sáng cùng ngày, tại một bệnh viện ở California. Lý do qua đời không được tiết lộ.

Giống Warren Buffett, Charlie Munger không thừa kế chút gia sản nào, ông gầy dựng cả sản nghiệp của mình bằng ý chí và óc nhạy bén trong kinh doanh. Sự thành công vĩ đại của đế chế Berkshire Hathaway có phần góp sức không nhỏ từ bộ óc thiên tài này. Hãy cùng Happy Live “vén màn” bí ẩn về cuộc đời của bộ óc thiên tài, ông hoàng chứng khoán Charlie Munger. 

Charles Thomas Munger là cố Phó Chủ tịch của tập đoàn Berkshire Hathaway và là cánh tay phải” của huyền thoại đầu tư Warren Buffett. Charlie và Warren trở thành “cặp bài trùng” hoàn hảo, trải qua biết bao thương vụ thành công vang dội, khiến giới đầu tư không khỏi nể phục.

Điểm bắt đầu chông gai cùng những biến cố xảy ra trong cuộc đời cậu bé Charlie miệng rộng

Chuyện đời kinh ngạc của ông hoàng chứng khoán Charlie Munger: Biến bi kịch thành vinh quang, tạo nên những kỷ lục nhờ tinh thần thép và vững bước trước biến cố  - Ảnh 1.

Charles Thomas Munger sinh năm 1924 tại Omaha, Nebraska và lớn lên ở một thị trấn nhỏ miền trung tây nước Mỹ. Gia đình Munger vốn đi lên từ nghèo khó. Nhờ ông nội là thẩm phán liên bang, sau này gia đình Munger được đưa lên hàng danh giá trong khu vực. Cha của Munger – Alfred Case Munger – là một luật sư.

Khi còn nhỏ, Munger là một cậu bé nghịch ngợm nhưng rất thông minh và hoạt bát. Ấn tượng của cậu trong lòng mọi người là một đứa trẻ lanh lợi với điệu cười rộng miệng đặc trưng. Thế nhưng hồi còn sống trong nghèo khó, cậu bé Charlie từng bị bạn bè chế nhạo về chiều cao và hoàn cảnh gia đình của mình. Khi lên đến trung học, mọi thứ dần thay đổi, Charlie khá nổi tiếng vì sự hiếu động và tính cách biệt lập. Ông được mọi người đặt cho biệt danh là “Brains”.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, Charlie Munger luôn cố gắng học hành thật giỏi. Ông đã đỗ vào chuyên Toán của Đại học Michigan khi mới chỉ 17 tuổi. Tuy nhiên, khi thế chiến thứ 2 xảy ra, ông đành phải bỏ ngang việc học để ghi danh vào quân đội. Trong quân đội, ông vẫn đăng ký học hàm thụ của Đại học New Mexico và Học viện Công nghệ California để lấy các chứng chỉ ngành khí tượng học. Sau đó, ông trở thành nhân viên khí tượng quân đội ở một trung tâm khí tượng tại Alaska.

Charlie Munger cho rằng bản thân không có ích nhiều cho quân đội và nhờ may mắn mới được đóng quân xa vùng nguy hiểm. Khi đó, rủi ro lớn nhất mà ông phải đối mặt đó là vấn đề tài chính. Chưa bằng lòng với những đồng lương quân đội ít ỏi, ông quyết định tăng thêm thu nhập bằng cách chơi poker.

Bản thân ông cũng bất ngờ vì nhận ra mình chơi rất tốt, vì đã tìm ra được cách thua nhanh khi gặp tình huống xấu và mạnh tay khi có những lá bài tốt trong tay. Không ngờ đây cũng chính là tiền đề cho sự nghiệp tài chính sau này của ông.

Khi chiến tranh kết thúc, ông giải ngũ và tiếp tục sự nghiệp học hành của mình.

Không quá khó khăn, nhờ nỗ lực tham gia các khóa học cao cấp tại Caltech ông đã giành được một tấm vé vào thẳng Khoa Luật trường Đại học Harvard danh giá.

Chuyện đời kinh ngạc của ông hoàng chứng khoán Charlie Munger: Biến bi kịch thành vinh quang, tạo nên những kỷ lục nhờ tinh thần thép và vững bước trước biến cố  - Ảnh 2.

Gia đình Charlie Munger

Cuộc hôn nhân 8 năm: Được nhiều hơn mất, để lại nhiều tổn thương 

Khoảng thời gian ở Harvard, Charlie gặp được người phụ nữ của đời mình – Nancy Huggins – và nhanh chóng tiến tới hôn nhân khi mới chỉ 21 tuổi.

Mọi việc suôn sẻ và êm đẹp với Charlie Munger cho đến sau khi ông tốt nghiệp loại giỏi Đại học Harvard. Ông cùng gia đình chuyển tới một vùng quê ở Califonia để bắt đầu sự nghiệp luật sư tại nơi đây. Năm 1949, khi Charlie Munger 25 tuổi, ông làm tại văn phòng luật Wright & Garrett với mức lương 3.300USD/năm.

Cuộc đời Charlie Munger bắt đầu xuất hiện những biến cố từ năm ông 29 tuổi. Ông li dị vợ sau 8 năm chung sống. Sau khi ly thân, vợ cũ của Charlie gần như lấy hết mọi tài sản, kể cả căn nhà của họ, khiến cuộc sống của ông rơi vào bế tắc và chịu cảnh “gà trống nuôi con”.

Thời gian ngắn sau đó, Charlie Munger phát hiện ra con mình – Teddy bị bệnh bạch cầu. Khi đó không có bảo hiểm y tế, mọi thứ phải trả bằng tiền túi và tỷ lệ cứu chữa gần như bằng 0. Nhưng ông vẫn giành tất cả số tiền tiết kiệm được để cứu con trai.

Khoảng thời gian này, Teddy phải thường xuyên lui tới bệnh viện. Charlie cũng tranh thủ vừa đi làm ở văn phòng vừa liên tục vào viện thăm con. Lần nào đến thăm ông cũng luôn ôm chặt con mình vào lòng, trong cảm giác bất lực của một người cha không thể làm gì để cứu được con.

Năm 1955, Teddy Munger qua đời. Nhiều người đã chứng kiến Charlie vừa đi dọc các con phố của Pasadena, vừa khóc. Ông khóc vì cuộc sống quá bất công khi cướp đi của ông quá nhiều thứ, cướp đi những người xung quanh ông.

Ở giai đoạn dường như tất cả mọi thứ đang chống lại ông – cuộc hôn nhân thất bại, tài chính đổ vỡ, mất đi đứa con trai 9 tuổi, nhưng không chấp nhận chịu thua số phận, Charlie vẫn nỗ lực cố gắng.

Chuyện đời kinh ngạc của ông hoàng chứng khoán Charlie Munger: Biến bi kịch thành vinh quang, tạo nên những kỷ lục nhờ tinh thần thép và vững bước trước biến cố  - Ảnh 3.

Chẳng bao lâu, ông tái hôn với Nancy Barry, người cũng từng ly dị. Ông đã vun đắp và mọi thứ bắt đầu tiến triển hơn. Điều đó không kéo dài quá lâu khi cha ông qua đời, Charlie phải trở về nhà ở Nebraska để hỗ trợ gia đình vượt qua giai đoạn khó khăn. Sau chuyến về quê, Munger quyết định nghỉ việc để mở công ty luật riêng mang tên Munger, Tolles & Olson LLP.

Nhưng rồi ông nhận ra rằng chỉ với công ty luật sẽ không thể giúp ông giàu có được. Vì vậy ông bắt đầu tìm kiếm những cơ hội khác để nâng cao thu nhập.

Màn “đá chéo sân” ngoạn mục từ luật sang tài chính nhờ cuộc gặp gỡ định mệnh: Biến bi kịch thành vinh quang

Chuyện đời kinh ngạc của ông hoàng chứng khoán Charlie Munger: Biến bi kịch thành vinh quang, tạo nên những kỷ lục nhờ tinh thần thép và vững bước trước biến cố  - Ảnh 4.

Trong khoảng thời gian làm việc tại quê nhà, Munger bắt đầu mở rộng xây dựng các mối quan hệ xung quanh. Khi đó, một người góp vốn vào quỹ Buffett do quý mến ông nên đã mời ông đến dùng bữa cùng Warren Buffett tại một câu lạc bộ dành riêng cho những người giàu có ở Omaha vào năm 1959.

Họ nhanh chóng làm quen và trở nên thân thiết với nhau. Trong những cuộc trò chuyện với Buffett, Munger đã thể hiện sự hứng thú của mình trong lĩnh vực đầu tư. Và chính Buffett là người thuyết phục Munger đổi nghề luật sư vì nghĩ rằng như vậy phí phạm tài năng.

Cuối cùng, sau nhiều tác động, vị tỷ phú lỗi lạc đã thành lập quỹ Wheeler, Munger & Co vào năm 1962, với trụ sở đặt tại một văn phòng giao dịch chứng khoán Thái Bình Dương. Các khoản đầu tư của ông không diễn ra như mong đợi và ông phải đối mặt với hai năm thua lỗ nặng.

Sau khi công ty lỗ lũy kế 32% vào năm 1973 và 31% vào năm 1974, Charlie buộc phải thu hồi vốn vào năm 1976.

Cũng trong năm đó, ở tuổi 52, tỷ phú 98 tuổi bị đục thủy tinh thể và phải phẫu thuật. Vào thời điểm đó, đục thủy tinh thể không phải là một bệnh khó chữa, với tỷ lệ phẫu thuật thành công lên đến 98%. Nhưng vận may không muốn tìm đến Munger, khi quyết định đẩy ông vào 2% còn lại. Ca phẫu thuật khiến ông bị mù hẳn một bên mắt và phải chịu những di chứng nặng nề tương tự như ung thư.

Đôi mắt mù đau nhói đến mức ông không thể đứng dậy được. Tuyệt vọng, Charlie yêu cầu bác sĩ cắt bỏ toàn bộ mắt của mình. Mặc dù việc để một ca phẫu thuật không quá phức tạp này thất bại là lỗi của bác sĩ thực hiện, nhưng Munger hoàn toàn không một lời trách móc mà chấp nhận đó như là lỗi lầm của mình.

 

Không để bệnh tật hạ gục, ông vẫn tiếp tục trở lại đầu tư. Lần này, khi bắt đầu, rút kinh nghiệm từ những thất bại trước, ông bình tĩnh, cẩn thận và chấp nhận rủi ro có tính toán trước. Trong suốt thời gian khó khăn, tình bạn của ông với Warren Buffet vẫn bền chặt. Charlie chăm chỉ học tập và tìm tòi dần dần ông được bổ nhiệm thành cố vấn đầu tư của huyền thoại Warren Buffet.

Năm 1978, ông vươn lên làm Phó chủ tịch của Berkshire Hathaway. Đôi bạn Charlie và Buffett đã cùng nhau xây dựng, phát triển và biến Berkshire Hathaway trở thành “gã khổng lồ” trên thị trường chứng khoán thời đó. Những thương vụ tiền tỷ, những cuộc đầu tư và giao dịch lớn do chính Charlie Munger và Warren Buffett dẫn dắt Berkshire Hathaway đến con đường thành công như ngày hôm nay.

Nhờ đó mà Charlie Munger trở thành “cánh tay phải” của Buffett. Bản thân Buffett cũng coi ông như một người bạn đời của mình.

Từ năm 1984 đến năm 2011, ông là Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Tập đoàn Tài chính Wesco, hiện là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Berkshire Hathaway. Ngoài ra ông còn là phó chủ tịch của Berkshire Hathaway và là chủ tịch của Daily Journal Corporation, giám đốc của Costco Corporation với khối tài sản ròng lên đến 2.5 tỷ USD (theo Forbes-2023).

4 lời khuyên “đắt giá” từ vị tỷ phú huyền thoại dành cho nhà đầu tư

1. Khả năng quyết đoán sẽ quyết định những cơ hội của bạn

Theo Charlie Munger, khoảng 20 năm trước, huyền thoại đầu tư Peter Lynch đã từng có cuộc trò chuyện với các nhà phân tích và quản lý danh mục đầu tư của Fidelity. Ông đưa ra lời khuyên rằng khi họ tìm thấy một ý tưởng đầu tư chứng khoán tuyệt vời, đừng ngần ngại chi nhiều gấp 3, 4 lần cho khoản đầu tư đó.

Nghe có vẻ hơi mạo hiểm nhưng có một sự thật rằng, sự quyết đoán có thể đem đến cho bạn rất nhiều cơ hội tốt và ngược lại, thiếu quyết đoán không phải lúc nào cũng an toàn mà nó còn có thể cướp đi rất nhiều cơ hội của bạn.

Đương nhiên, quyết đoán ở đây không có nghĩa bạn sẽ ra quyết định một cách không thấu đáo, bạn vẫn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định nhưng nếu như thật sự nhìn ra được tiềm năng của ý tưởng đầu tư đó thì hãy đưa ra quyết định ngay và hãy tin tưởng vào quyết định của mình. Có niềm tin vào quyết định của mình cũng giúp bạn tự tin và thành công hơn.

2. Nhìn nhận đúng về bản thân và tránh tự tin thái quá

Trong một thị trường với đầy rẫy sự biến động khó lường như thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư luôn phải cẩn trọng và xem xét mọi vấn đề thật kỹ lưỡng. Rất nhiều nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán được một vài năm thường mang tâm thế chủ quan và có phần “tự tin thái quá”. Những người này cho rằng học đã đủ kiến thức và kinh nghiệm để chiến thắng và đứng vững trong thị trường này. Tuy nhiên, đây lại là một tư duy hết sức sai lầm và nguy hiểm.

Trong tờ The Daily Journal hồi tháng 3/2021, ông đã có chia sẻ về cách làm sao để đối phó với những “cơn điên” trên thị trường. Ông nói: “Chủ nghĩa tư bản có những giai đoạn kiểu vậy. Tôi đã sống lâu và chính sách của tôi luôn là ở lại thị trường và đương đầu với chúng. Và tôi nghĩ đó là những gì các bạn nên làm”. Ông khuyên các nhà đầu tư nên tránh đổ xô đi mua những cổ phiếu trong cơn sốt bằng tiền vay nợ chỉ vì thấy nó đang lên giá. Đây là một điều hết sức nguy hiểm. Ông ví hành động này giống như việc đi đánh bạc vậy, Và cách tốt nhất để tránh sự “điên cuồng” của thị trường đó chính là tuân thủ nghiêm ngặt theo kế hoạch ban đầu đã đặt ra.

CHARLIE MUNGER – Thịnh Vượng Tài Chính

3. Tiền là công cụ chứ không phải mục đích sống

“Nếu bạn chỉ coi tiền bạc là ý nghĩa duy nhất của cuộc sống thì điều đó là điều rất đáng buồn, bởi vì trong mắt của mọi người thì Charlie Munger không phải là người quan tâm đến tiền bạc, ông đam mê từ thiện, đam mê cho đi, thậm chí là ông đã quyên góp 60 triệu đô la cho đại học Stanford. Ông nói tiền rất quan trọng vì nhờ có tiền mà ông có được sự tự do nhưng theo ông, nhiều người đánh đồng tiền với ý nghĩa cuộc sống và kết quả là biến cuộc sống trở nên rất đáng buồn. Với ông, ông xem tiền là công cụ mang lại cho ông tự do để làm nhiều việc hơn mà thôi”.

4. Tìm kiếm những mối quan hệ tin cậy 

Trong cuốn sách Damn Right! – Vén bứt màn bí ẩn về vị tỷ phú Charlie Munger ông có trình bày cách mà ông xây dựng mối quan hệ với người bạn chí cốt lâu năm của ông – Warren Buffett như thế nào. Charlie rất ghét nói về tiêu sử cuộc đời mình, nên là có rất ít quyển sách nói về cuộc đời ông mà ông thẩm quyền cho viết, do vậy những mối quan hệ đáng tin cậy trong cuộc đời của charlie được xây dựng rất cẩn trọng. Cũng chính vì vậy mà ông rất trân trọng những mối quan hệ trong cuộc sống của mình.

Ông có lời khuyên được trích từ sách là: “Hãy học cách cho đi, bởi điều tốt đẹp nhất mà con người có thể làm là giúp người khác hiểu biết nhiều hơn”.

Happy Live Team sưu tầm & tổng hợp

Có thể bạn quan tâm cuốn sách

Damn Right! – Vén màn bí ẩn về tỷ phú Charlie Munger

Damn right! - Vén màn bí ẩn về tỷ phú Charlie Munger cánh tay phải của Warren Buffett

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề