fbpx

Warren Buffett: Di sản của Charlie Munger và triết lý đầu tư trường tồn của đế chế Berkshire Hathaway

Thư thường niên của Warren Buffett gửi đến các cổ đông của Berkshire Hathaway (BRK-A, BRK-B) được công bố vào sáng thứ Bảy (24/2) đánh dấu thông điệp đầu tiên được gửi đến các nhà đầu tư, kể từ khi cánh tay phải lâu năm của ông, Charlie Munger, qua đời vào tháng 11 năm ngoái ở tuổi 99.

Warren Buffett: Di sản của Charlie Munger và triết lý đầu tư trường tồn của đế chế Berkshire Hathaway

Warren Buffett: Di sản của Charlie Munger

Để bắt đầu lá thư gửi đến các cổ đông của Berkshire, Buffett nhắc nhở độc giả về vai trò của Munger trong việc tạo ra tập đoàn lớn nhất nước Mỹ hiện nay. Một tập đoàn, Buffett viết, “cho đến nay… có giá trị tài sản ròng lớn nhất được ghi nhận trong số các doanh nghiệp ở Mỹ.”

Buffett viết: “Thực tế, Charlie là ‘kiến trúc sư’ của Berkshire hiện tại, và tôi đóng vai trò là ‘tổng thầu’ để thực hiện công việc xây dựng hàng ngày theo tầm nhìn của ông”.

“Charlie chưa bao giờ tìm cách ghi nhận công lao cho vai trò người kiến tạo của mình mà thay vào đó ông ấy để tôi nhận những lời khen ngợi. Theo một cách nào đó, mối quan hệ của ông ấy đối với tôi vừa giống như anh trai, vừa như người cha đầy tình yêu. Ngay cả khi ông ấy biết mình đúng, ông ấy vẫn cho tôi quyền quyết định, và khi tôi mắc sai lầm, ông ấy không bao giờ quở trách tôi về lỗi lầm của mình.”

Buffett viết: “Trong thế giới vật chất, những tòa nhà vĩ đại có liên hệ mật thiết tới tên tuổi của kiến trúc sư thiết kế chúng, trong khi những người thợ đổ bê tông hoặc lắp đặt cửa sổ sẽ sớm bị lãng quên”.

“Berkshire đã trở thành một công ty vĩ đại. Mặc dù tôi đã phụ trách đội ngũ xây dựng từ lâu; Charlie nên được ghi nhận mãi mãi với tư cách là kiến trúc sư.”

‘Tôi đã đưa ra một quyết định ngu ngốc’

Buffett và Munger đều lớn lên ở Omaha, nơi Berkshire vẫn đặt trụ sở chính. Tuy nhiên, hai ông đã không gặp nhau cho đến năm 1959, khi Buffett 29 tuổi và Munger 35 tuổi.

dau-tu-gia-tri-phuong-phap-tao-ra-hang-ty-do-la-cua-cap-bai-trung-ty-phu-warren-buffett-charlie-munger-happy-live-2
Charlie Munger

Là một luật sư và là đối tác sáng lập của công ty luật Munger, Tolles, & Olson, Munger được bổ nhiệm làm phó chủ tịch tại Berkshire Hathaway vào cuối những năm 70.

Nhưng mối quan hệ đầu tư của Munger và Buffett đã bắt đầu từ lâu trước mối liên kết chính thức này. Buffett viết vào thứ Bảy, chính Munger là người đã nói với ông vào năm 1962 rằng “Tôi đã đưa ra một quyết định ngu ngốc khi mua quyền kiểm soát Berkshire.”

Vào thời điểm đó, Berkshire Hathaway là một nhà sản xuất dệt may đang gặp khó khăn ở New England. Hoạt động dệt may sau đó đã kết thúc, nhưng Berkshire Hathaway ngày nay vẫn mang tên công ty.

Buffett viết vào thứ Bảy rằng, “Charlie, vào năm 1965, đã nhanh chóng khuyên tôi: ‘Warren, hãy quên việc mua một công ty nào khác có tình hình kinh doanh như Berkshire. Nhưng giờ ông đã kiểm soát Berkshire, hãy bổ sung thêm các doanh nghiệp tuyệt vời được mua với giá hợp lý và từ bỏ mua doanh nghiệp bình thường với mức giá tuyệt vời. Nói cách khác, hãy từ bỏ mọi thứ ông đã học được từ người hùng của mình, Ben Graham. Nó hiệu quả nhưng chỉ khi hoạt động ở quy mô nhỏ.’ Sau nhiều lần thoái lui, tôi đã làm theo hướng dẫn của ông ấy.”

Đầu tư theo phong cách của Benjamin Graham và Warren Buffett
“Người hùng” của Buffett, Ben Graham

Ở phần khác trong lá thư gửi các cổ đông, Buffett viết, “Mục tiêu của chúng tôi tại Berkshire rất đơn giản: Chúng tôi muốn sở hữu toàn bộ hoặc một phần của các doanh nghiệp thức thời với guồng vận hành của nền kinh tế, sở hữu yếu tố cơ bản tốt và bền vững.”

Nhưng Buffett lưu ý rằng lời khuyên từ Munger đã đưa ra gần 60 năm trước là chỉ mua “các doanh nghiệp tuyệt vời được mua với giá hợp lý” đồng nghĩa với việc những ngày Buffett và Berkshire Hathaway có nhiều cơ hội đầu tư để lựa chọn “đã qua lâu”.

Buffett viết: “Sự kết hợp của hai điều cần thiết để mua lại các doanh nghiệp nằm trong tầm ngắm mục tiêu của chúng tôi trong việc mua lại và trong một thời gian, chúng tôi có rất nhiều ứng cử viên để đánh giá”.

“Nếu tôi bỏ lỡ một trường hợp – và rõ ràng tôi đã bỏ lỡ khá nhiều – cơ hội khác sẽ lại tới. Nhưng những ngày đó đã qua lâu rồi; quy mô đã gây sức ép cho chúng tôi, mặc dù sự gia tăng cạnh tranh khi mua lại cũng là một yếu tố.”

Berkshire mua công ty bảo hiểm Alleghany với giá 11,6 tỷ USD vào năm 2022 và nắm quyền kiểm soát hoàn toàn công ty vận hành trạm dừng Pilot vào đầu năm nay. Trước những thương vụ này, công ty đã không thực hiện một vụ mua lại đáng kể nào kể từ khi mua Precision Castparts vào năm 2015 với giá 37 tỷ USD.

Buffett tiếp tục: “Chỉ còn lại một số ít công ty ở đất nước này có khả năng thực sự tạo ra sự thay đổi cho Berkshire, chúng tôi và những người khác đã liên tục chọn lọc chúng. Một số doanh nghiệp chúng tôi có thể đánh giá được; một số thì không. Và, nếu chúng tôi có thể, chúng phải có giá hấp dẫn. Bên ngoài Hoa Kỳ, về cơ bản không có ứng cử viên nào là lựa chọn có ý nghĩa cho việc triển khai vốn tại Berkshire. Nhìn chung, chúng tôi không có khả năng đạt được hiệu quả vượt trội.”

Một sự thất vọng ‘nghiêm trọng’

Buffett cũng đề cập đến những khó khăn tại các doanh nghiệp đường sắt và tiện ích của Berkshire trong năm 2023, với doanh nghiệp tiện ích là “sự thất vọng nghiêm trọng về thu nhập vào năm ngoái.”

Theo quan điểm của Buffett, một viễn cảnh pháp lý thay đổi ở một số bang đã “phá vỡ” mô hình dựa trên đầu tư tư nhân được hỗ trợ bởi cái mà Buffett gọi là “lợi nhuận cố định nhưng thỏa đáng” cho các nhà khai thác này. Các thỏa thuận được thực hiện trên cơ sở từng bang.

Buffett viết: “Dù trường hợp của Berkshire như thế nào, kết quả cuối cùng đối với ngành tiện ích có thể là đáng ngại: Một số công ty tiện ích có thể không còn thu hút được khoản tiết kiệm của người dân Mỹ và sẽ buộc phải áp dụng mô hình năng lượng công cộng.” Nebraska đã đưa ra lựa chọn này vào những năm 1930 và có nhiều hoạt động năng lượng công cộng trên khắp đất nước. Cuối cùng, cử tri, người nộp thuế và người sử dụng sẽ quyết định mô hình họ thích.

“Khi mọi thứ trở lại bình thường, nhu cầu năng lượng của Mỹ và chi phí vốn tiếp theo sẽ là một con số khổng lồ. Tôi không dự đoán hoặc thậm chí không xem xét những diễn biến bất lợi trong lợi nhuận do quy định và cùng với hai đối tác của Berkshire tại BHE, tôi đã mắc sai lầm đắt giá khi không làm như vậy.”

‘Berkshire được xây dựng để trường tồn”

Như ông làm trong hầu hết các năm, Buffett cũng dành nhiều thời gian trong lá thư năm nay để viết về triết lý đầu tư bao quát của mình và cách nó tác động đến Berkshire Hathaway hiện tại.

Đối với những nhà đầu tư đầy tham vọng đang tìm kiếm Buffett để hiểu biết về cách quản lý danh mục đầu tư của riêng họ, đây là những đoạn trích dẫn chính.

Theo quan điểm của Buffett, Berkshire Hathaway hiện đại được xây dựng để vừa bảo vệ vừa tận dụng những đợt rung lắc và hoảng loạn không thể tránh khỏi đã và sẽ lại xảy ra trên thị trường.

Buffett viết: “Thật vậy, thị trường có thể – và sẽ – bất ngờ đóng băng hoặc thậm chí biến mất như đã xảy ra trong bốn tháng vào năm 1914 và trong vài ngày vào năm 2001.” “Nếu bạn tin rằng các nhà đầu tư Mỹ hiện nay ổn định hơn so với trước đây, hãy nhớ lại tháng 9 năm 2008. Tốc độ giao tiếp và những điều kỳ diệu của công nghệ tạo điều kiện cho sự tê liệt toàn cầu tức thì và chúng ta đã đi một chặng đường dài kể từ thời tín hiệu khói. Những cơn hoảng loạn tức thời như vậy sẽ không xảy ra thường xuyên – nhưng chúng sẽ xảy ra.”

Đổi lại, Berkshire ngồi trên đống tiền mặt và trái phiếu kho bạc thanh khoản cao mà Buffett gọi là “vượt xa những gì trí tuệ thông thường cho là cần thiết.”

Berkshire cũng không trả cổ tức – một khoản chi trả tiền mặt được định đoạt trước cho các công ty – và không cam kết về quy mô của bất kỳ đợt mua lại cổ phiếu nào trong tương lai. Buffett điều hành Berkshire Hathaway theo cách giữ tiền mặt trong tay vì mục đích giữ tiền mặt, không phải cho một kế hoạch triển khai trong tương lai.

“Trong cơn hoảng loạn năm 2008, Berkshire đã tạo ra tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh và không dựa vào bất kỳ hình thức nào như thương phiếu, hạn mức tín dụng ngân hàng hay thị trường nợ,” Buffett viết. “Chúng tôi không dự đoán được thời điểm suy thoái kinh tế nhưng chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó.”

“Chủ nghĩa bảo thủ tài chính cực đoan là cam kết của tập đoàn mà chúng tôi đưa ra cho những người đã cùng chúng tôi sở hữu Berkshire.”

Nguồn: Finance.yahoo, Happy Live dịch

Có thể bạn quan tâm cuốn sách:

Damn Right! – Vén màn bí ẩn về tỷ phú Charlie Munger

Damn right! - Vén màn bí ẩn về tỷ phú Charlie Munger cánh tay phải của Warren Buffett

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề