VIỆT NAM ĐANG CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ – TRUNG QUỐC
Trong khi Bắc Kinh đang chịu những thiệt hại từ cuộc chiến thương mại với Mỹ, Hà Nội lại đang gom nhặt được những thành công từ đó.
Trong hai giờ rưỡi đi từ Hà Nội tới núi đá vôi ở Vịnh Hạ Long, du khách hầu như không nhìn thấy hình ảnh của những vùng nông thôn. Những khu công nghiệp trải dài dọc con đường trên hầu hết chuyến đi, chỉ bao gồm một đoạn hành lang công nghiệp đang mở rộng đông bắc của Việt Nam, với những nhà máy sản xuất mọi thứ từ Ford Focuses đến máy ảnh iPhone.
Ở phía bắc Hà Nội, trong khu công nghiệp Yên Bình tỉnh Thái Nguyên là khu phức hợp lớn của Samsung rộng 100 hecta. Cơ sở ở Thái Nguyên, cùng với bảy nhà máy khác của Việt Nam, sản xuất hầu hết các điện thoại thông minh Samsung trên thế giới và chiếm khoảng một phần tư xuất khẩu của quốc gia.
Các nhà cung cấp của Apple cũng đang dần mở rộng phát triển ở đây, với LG Innotek của Hàn Quốc, nhà sản xuất mô-đun máy ảnh cho iPhone, gần đây đã mở một nhà máy ở Hải Phòng, một thành phố ven biển về một cảng nước sâu mới cho phép tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng đến các thị trường trên toàn cầu. LG Display, cung cấp màn hình cảm ứng OLED cho Apple, cũng đang hoạt động tại Hải Phòng.
Thực tế diễn ra rất rõ ràng: Việt Nam từ khi phụ thuộc vào hàng may mặc và hàng xuất khẩu giá rẻ khác, đã bắt đầu cạnh tranh với ngành công nghệ cao của Trung Quốc. Và việc ngày càng có nhiều doanh nhân châu Á tháo chạy khỏi cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Washington và Bắc Kinh, các công ty háo hức hơn bao giờ hết để thoát khỏi thuế quan bằng cách chuyển đến hàng xóm phía nam nhỏ hơn của Trung Quốc.
Được nhắc đến nhiều nhất chính là quyết định của Goertek, công ty Trung Quốc lắp ráp AirPods cho Apple, chuyển lại tất cả việc sản xuất tai nghe cho Việt Nam. Chủ tịch của công ty, Jiang Bin, đã đề cập về những cân nhắc mang tính địa chính trị: “Do các yếu tố kinh tế vĩ mô – như biến động thị trường bên ngoài và tranh chấp thương mại Trung Quốc – Mỹ, hoạt động và quản lý của công ty đã trở nên khó khăn hơn”, ông nói trong Báo cáo định kỳ 6 tháng năm 2018, được đưa tin bởi Tổng công ty phát thanh truyền hình Úc.
Những lợi thế của sản xuất tại Việt Nam so với hàng xóm phía Bắc đã được hình thành ngay cả trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức. Khu công nghiệp Long Hoa ở Thẩm Quyến nơi đặt nhà máy của Foxconn, nhà cung cấp cho Apple, hằng tháng phải trả mức lương tối thiểu hiện nay là 2.200 NDT (315 USD). Ngược lại, mức lương tối thiểu cao nhất của Việt Nam (chính phủ quốc gia đặt mức lương tối thiểu nhiều hơn dựa trên chi phí sinh hoạt khu vực) chỉ bằng gần một nửa là 3,98 triệu đồng (170 đô la). Tiền lương giảm thậm chí còn thấp hơn so với các thành phố lớn – như ở huyện Phổ Yên của Thái Nguyên, nơi đặt nhà máy Samsung, mức lương tối thiểu chỉ là 3,09 triệu đồng (130 đô la).
Việt Nam cũng tham gia ký kết nhiều thỏa thuận thương mại tự do, trong đó có tham gia vào quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương khi mà chính quyền Mỹ còn đang dưới thời của Tổng thống Barack Obama và sau đó một lần nữa ở dạng tái đàm phán mà không có Hoa Kỳ. Châu Âu cũng đang trong chương trình nghị sự của mình, hoàn thành văn bản cuối cùng cho một hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu đã thỏa thuận trong tháng Bảy.
Việc ký kết các thỏa thuận này cùng với việc nền kinh tế thị trường đã được thiết lập đã yêu cầu một mức độ tự do hóa mà không thấy được ở Trung Quốc (Việt Nam đứng thứ 68 trên bảng xếp hạng các quốc gia của Ngân hàng Thế giới, trong khi Trung Quốc đứng thứ 78). Trung Quốc và Việt Nam cũng có thỏa thuận thương mại tự do, cho phép các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu thô giá rẻ từ phía Bắc để sản xuất và xuất khẩu.
Và trong khi những nỗi lo ngại rằng Việt Nam cũng thấy mình trong tầm nhìn của Trump khi ông đã công khai phàn nàn về thâm hụt thương mại 38,35 triệu USD với Việt Nam, các nhà lãnh đạo Hà Nội dường như đã nhận ra được mặt tốt của tân tổng thống Mỹ. Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Nhà Trắng vào năm 2017, ông đã mang một món quà trị giá 8 tỷ đô la của các hợp đồng với các công ty Mỹ, một động thái của Trump đã giành được sự khen ngợi của công chúng.
Có lẽ điều quan trọng hơn là sự giao nhau giữa nguyện vọng quốc phòng của Việt Nam và kinh tế kiểu Trump. Hà Nội, một khách hàng lâu năm của ngành công nghiệp vũ khí Nga, từ lâu đã muốn mua vũ khí công nghệ cao của Mỹ để bảo vệ quyền lợi của mình ở Biển Đông trước sự dòm ngó từ Bắc Kinh. Cánh cổng cuối cùng đã mở cửa vào năm 2016 khi Obama dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí với Việt Nam từ thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, thay vì bán vũ khí theo từng trường hợp cụ thể như trước đây.
Nguồn: Foreign Policy
Happy Live dịch
Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live