fbpx

Walt Disney từng bị từ chối tới 300 lần trước khi đưa chuột Mickey lên màn ảnh

Walt Disney vốn được toàn thế giới biết đến như một nhà sản xuất phim hoạt hình đại tài, người đã góp phần thay đổi ngành công nghiệp giải trí thế giới trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, đi sâu vào cuộc đời thăng trầm của Walt Disney, bạn sẽ thấy con đường dẫn tới thành công của ông không hề trải đầy hoa hồng mà phải vượt qua vô vàn những thất bại, chông gai, và không ít lần phá sản ‘cháy túi’.

Tuổi thơ không êm ả của Walt Disney

Walt Disney từng bị từ chối tới 300 lần trước khi đưa chuột Mickey lên màn ảnh

Walt Disney sinh năm 1901 tại Chicago và lớn lên tại Missouri. Ông là người con thứ 4 trong gia đình có 5 anh chị em. Cha của Disney, Elias, gặp rất nhiều khó khăn trong việc nuôi nấng cả gia đình. Chính điều đó đã khiến ông Elias trở thành một người bạo lực.

Để trốn thoát khỏi hiện thực bất hạnh trong gia đình, Walt Disney tìm thấy niềm vui trong việc vẽ tranh. Ông cũng sớm nhận thấy những người anh của mình tìm cách thoát khỏi căn nhà với người cha bạo lực khi vừa đủ tuổi. Tiếp bước các anh, Disney khai man tuổi để xin vào làm lái xe cứu thương trong Thế chiến I.

Khởi nghiệp trong ngành công nghiệp phim hoạt hình và phá sản

Walt Disney từng bị từ chối tới 300 lần trước khi đưa chuột Mickey lên màn ảnh

Sau khi trở về từ chiến tranh, Disney xin vào học việc tại một studio nghệ thuật ở Kansas City. Sau đó, ông cùng anh trai của mình là Roy quyết định thành lập công ty phim hoạt hình của riêng mình là Laugh-O-Gram Studios vào năm 1920. Tuy nhiên, công ty khởi nghiệp của Disney lâm vào cảnh phá sản chỉ 2 năm sau đó.

Không nản lòng, Disney quyết định đóng gói hành lý đi Los Angeles với chỉ 40USD trong tay để thử vận may trong ngành diễn xuất. Tuy nhiên, lần này vận may vẫn không mỉm cười với Disney và ông tiếp tục thất bại.

Tuy nhiên, với đầu óc kinh doanh nhạy bén của mình, Disney nhận ra tại California khi đó chưa có xưởng phim hoạt hình nào và ông cố tìm cách thuyết phục anh trai Roy một lần nữa mở một studio hoạt hình tại đây. Không bao lâu sau đó, Disney lần đầu thu được thành công lớn nhờ việc sáng tạo ra hình mẫu chú thỏ may mắn Oswald.

Oswald quả thực đã mang đến rất nhiều may mắn cho Disney. Tuy nhiên, sau khi tới New York để thương thảo lại hợp đồng, Disney nhận ra nhà sản xuất đã ngấm ngầm chiêu mộ đội ngũ dưới quyền của ông và Disney mất quyền sở hữu thương hiệu chú thỏ may mắn Oswald.

Đến đây, Disney có thể lựa chọn tìm cách trả thù hoặc theo đuổi vụ việc tới cùng, nhưng ông đã chọn bắt đầu lại từ đầu. Trong chuyến tàu hỏa trở về California của Disney, chú chuột Mickey đã ra đời.

Sáng tạo ra chuột Mickey và gặp biến cố về tinh thần

Walt Disney từng bị từ chối tới 300 lần trước khi đưa chuột Mickey lên màn ảnh

Sau hàng năm trời chỉ có mớ đồ ăn là hạt đậu và ngập trong nợ nần, Disney cuối cùng cũng đưa nhân vật chuột Mickey lên phim vào cuối những năm 1920. Để đưa chuột Mickey ra mắt là cả quá trình chiến đấu không nản lòng của Disney khi các ngân hàng từ chối hình mẫu chú chuột này tới hơn 300 lần trước khi có một nơi đồng ý cho Disney vay tiền.

Chuột Mickey là một thành công lớn, nhưng Disney vẫn gặp rất nhiều thách thức trong việc duy trì công việc kinh doanh. Ông phải làm việc nhiều tới mức kiệt sức và gặp rất nhiều vấn đề với một nhân viên của mình – người cuối cùng đã ăn cắp nhân vật hoạt hình tâm đắc nhất của Disney, khiến ông lâm vào cảnh khủng hoảng tinh thần.

Sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi, Disney quay trở lại với bộ phim ‘Snow White and the Seven Dwarfs’ (Bạch Tuyết và 7 chú lùn, 1937). Bộ phim ngay lập tức thu được thành công về doanh thu phòng vé và sau đó là một loạt các bộ phim khác như ‘Pinocchio’ (năm 1940), ‘Fantasia’ (năm 1940) và ‘Bambi’ (năm 1942).

Ông tiếp tục mắc nợ

Walt Disney từng bị từ chối tới 300 lần trước khi đưa chuột Mickey lên màn ảnh

Các nhân viên, nhà sản xuất phim hoạt hình của ông tổ chức đình công vào đầu Thế chiến II. Sự việc góp phần khiến Disney lâm vào cảnh nợ nần tới 4 triệu USD.

Sau khi chiến tranh kết thúc, công ty của Disney dần khôi phục hoạt động trở lại. Lần này, Disney quyết định mở rộng quy mô kinh doanh sang truyền hình, mặc dù chịu nhiều sức ép từ các studio phim ảnh yêu cầu ông tiếp tục tập trung vào mảng phim điện ảnh.

Thời gian đã chứng minh rằng quyết định của Disney hoàn toàn chính xác. Những TV show như ‘The Mickey Mouse Club’ và ‘Davy Crockett’ thu được thành công không tưởng và giúp ông có đủ số vốn để đầu tư vào dự án lớn nhất trong đời: Disneyland.

Khởi đầu của Disneyland cũng chật vật không kém những dự án khác của Disney

Walt Disney từng bị từ chối tới 300 lần trước khi đưa chuột Mickey lên màn ảnh

Disneyland mở cửa ngày 17/7/1955 tại California. Cũng như những dự án anh em khác của mình, Disneyland cũng có một khởi đầu khá khó khăn.

Vé bị làm giả dẫn tới số lượng khách đến xếp hàng vào cửa đông hơn dự kiến. Hàng người xếp hàng ngày hôm đó để vào cửa Disneyland dài tới gần 12km.

Nhiệt độ cao, nhựa đường làm chảy gót giày cao gót của các bà các cô, những vòi cung cấp nước uống không hoạt động (do các công nhân bơm nước đình công) và một số khu đường trượt trong Disneyland không thể hoạt động như dự kiến. Ngày khai trương của Disneyland thật tệ hại tới mức truyền thông mỉa mai rằng ngày hôm đó quả là ‘Ngày chủ nhật đen tối’.

Như mọi khi, tinh thần kiên trì, bền bỉ vượt khó của Disney đã giúp ông đưa Disneyland đạt thành công to lớn, và giúp ông trả hết các khoản nợ. Ngày nay, Disneyland đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của vương quốc giải trí Disney và là người bạn thân quen, vùng đất mơ ước của các em nhỏ trên toàn thế giới.

Sau vô số những thất bại, những lần phá sản và lâm vào cảnh nợ nần, Disney từng đúc kết thành kinh nghiệm rằng: “Tất cả những khó khăn, những thách thức và trở ngại tôi gặp trong đời đã làm cho tôi mạnh mẽ hơn. Có thể khi đối mặt với khó khăn thì bạn sẽ không nhận ra điều đó đâu, nhưng quả thực là một cú đấm thẳng vào mặt mới chính là điều tốt nhất trên đời dành cho bạn”.

Nguồn: Luxury Inside

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Thay thói quen – Đổi vận mệnh

Bộ sách Thay thói quen - Đổi vận mệnh
ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề