fbpx

Warren Buffett và những lời khuyên bất hủ

Không phải tự nhiên mà Warren Buffett là một trong những nhà đầu tư nổi tiếng nhất trên thế giới. Ông luôn cẩn thận phân tích nghiên cứu và bóc tách từng hạng mục trong danh mục đầu tư của mình, đó là một trong những điều quan trọng nhất đưa Berkshire Hathaway đạt được đánh giá cao trong giới tài chính ngày nay.

Warren Buffett
Warren Buffett

Hơn hết nữa ông cũng chia sẻ thẳng thắn những “bí kíp” đầu tư của mình trong các cuộc phỏng vấn và rất được mọi người lắng nghe vì những lời khuyên khôn ngoan và giá trị. Nhiều trích dẫn và bài học của ông vẫn đúng cho tới tận bây giờ.

Tận dụng lợi thế của cả nỗi sợ hãi và tham lam trên thị trường chứng khoán

“Tâm lý bầy đàn” là một thuật ngữ trong giới tài chính nói về hành vi cảm thấy an toàn khi đi theo hướng của đám đông đang đi. Nhưng đó không phải lúc nào cũng là cách tốt nhất để kiếm tiền. Buffett nhấn mạnh điểm này khi ông nói, “Chỉ đơn giản là tôi sợ hãi khi những người khác đang tham lam và tham lam khi những người khác đang sợ hãi”

Buffett lấy khủng hoảng Bong bóng công nghệ năm 2000 là một ví dụ về tâm lý bầy đàn. Trong thời kỳ này mọi cổ phiếu dường như được định giá một cách cao rất vô lý thế mà các nhà đầu tư vẫn đổ xô tiếp tục mua và càng nhiều người mua thì giá lại càng vô lý, ai cũng muốn lên tàu khi thấy những người khác đã ở trên tàu! Và trong vòng hai năm sau, NASDAQ đã mất 75% giá trị. Buffett thích mua khi nền kinh tế có một nhịp đập rõ ràng và bán khi mọi thứ trở nên “quá đáng”, tới nay ông vẫn áp dụng chiến lược như vậy.

Buffett lấy khủng hoảng Bong bóng công nghệ năm 2000 là một ví dụ về tâm lý bầy đàn.
Buffett lấy khủng hoảng Bong bóng công nghệ năm 2000 là một ví dụ về tâm lý bầy đàn.

Lập kế hoạch hôm nay cho các mục tiêu và sự kiện có khả năng xảy ra trong tương lai

Buffett thường rao giảng những lợi ích của việc đầu tư theo quan điểm lâu dài, chẳng hạn như khi ông nói “Ai đó đang ngồi trong bóng râm hôm nay bởi vì ai đó đã trồng cái cây từ trước rồi”. Ông vẫn tập trung vào bức tranh lớn và không quá lo lắng về những gì xảy ra trong hiện tại.

Buffett cũng thích giữ các khoản đầu tư thật lâu. Một trong những điều có thể làm thiệt hại nhiều nhất cho sự thành công lâu dài của một nhà đầu tư là chú ý quá nhiều vào các khoản đầu tư của mình. Ví như những lúc thị trường điều chỉnh giảm 10%, điều đó là bình thường. Luôn phải có gợn sóng để mọi người “lướt” chứ, thị trường không có con sóng nào mới đáng sợ. Đừng hốt hoảng! Buffett khuyên rằng các nhà đầu tư cần tập trung vào nơi họ muốn trong tương lai xa đừng tính toán quá “sát sườn” cho hiện tại.

 Một trong những điều có thể làm thiệt hại nhiều nhất cho sự thành công lâu dài của một nhà đầu tư là chú ý quá nhiều vào các khoản đầu tư của mình.
Một trong những điều có thể làm thiệt hại nhiều nhất cho sự thành công lâu dài của một nhà đầu tư là chú ý quá nhiều vào các khoản đầu tư của mình.

Tập trung đầu tư vào chất lượng là nhất. Giá hợp lý là hai

Khi nhận được một đề nghị đầu tư, Buffett luôn nhìn vào chất lượng của món hàng trước khi quan tâm tới giá cả của nó. Triết lý của Buffett về đầu tư giá trị là ưu tiên các công ty có khả năng duy trì vị trí thống lĩnh mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế rộng lớn để có thể tạo ra lợi nhuận trên mức trung bình. Buffett luôn tránh các công ty có đòn bẩy cao hoặc nợ vượt quá tài sản cố định, ủng hộ những công ty có tiềm năng tạo ra lợi nhuận đủ để tái đầu tư và tăng trưởng. Buffett cũng thích tự nghiên cứu thay vì dựa vào báo cáo của các nhóm phân tích.

Khi nhận được một đề nghị đầu tư, Buffett luôn nhìn vào chất lượng của món hàng trước khi quan tâm tới giá cả của nó.
Khi nhận được một đề nghị đầu tư, Buffett luôn nhìn vào chất lượng của món hàng trước khi quan tâm tới giá cả của nó.

Tóm lại, ông ưa thích các công ty hoạt động tốt với bảng cân đối kế toán rõ ràng và đội ngũ quản lý tốt. Sẵn lòng trả giá cao hơn cho họ vì ông tin rằng lợi nhuận sẽ đến nếu dòng tiền và đội ngũ quản lý tốt, khó khăn chỉ là nhất thời.

Có tiền tiết kiệm trước khi làm bất cứ điều gì khác

Buffett nói rằng mọi người giàu có là dựa trên những gì họ tiết kiệm, không phải những gì họ chi tiêu. Buffett không đồng ý với khái niệm vay tiền để mua một chiếc xe hơi hoặc mua ngôi nhà ưa thích mà thay vào đó ông ủng hộ trách nhiệm tài chính và chuẩn bị tài chính.

Ông tin rằng các cá nhân nên chuẩn bị một ngân sách bao gồm các nhu cầu cơ bản của gia đình và bắt đầu tiết kiệm khi thu nhập có dư sau khi thanh toán hóa đơn hàng tháng. Đó là một kế hoạch rất đơn giản, nhưng nhiều người vẫn không chịu tuân thủ.

Buffett cũng khuyên các nhà đầu tư rằng “không tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu mà hãy chi tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm”.

“không tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu mà hãy chi tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm”.
“Không tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu mà hãy chi tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm”.

Ông hiện vẫn sống trong ngôi nhà ở Omaha, Nebraska mà ông đã mua vào năm 1958 với giá 31.500 đô la. Trụ sở của Berkshire Hathaway cũng chỉ chiếm một tầng của một tòa nhà văn phòng và văn phòng của ông ta thậm chí không có máy tính.

(Theo Traderviet)

Có thể bạn quan tâm:

Bộ Sách Nhập Môn Kungfu Chứng khoán

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề