fbpx

Xác định mục tiêu lợi nhuận dựa vào cầu trúc thị trường

Có nhiều lý do để đặt mục tiêu lợi nhuận tại các vùng giá nổi bật trên thị trường. Nói chung, dựa trên cấu trúc thị trường, bạn nên giả định rằng lệnh giới hạn của bạn chỉ khớp khi thị trường đi qua mức giá đó.

Lưu ý khi đặt điểm chốt lời và cắt lỗ dựa trên cấu trúc thị trường 

Có nhiều lý do để đặt mục tiêu lợi nhuận tại các vùng giá nổi bật trên thị trường. Nói chung, bạn nên giả định rằng lệnh giới hạn của bạn chỉ khớp khi thị trường đi qua mức giá đó. Nói cách khác, một lệnh giới hạn bán ở giá 10 đô la chắc chắn sẽ không thể khớp nếu giá cao nhất là 9,99 đô la, và trong quá trình kiểm tra lại, bạn nên giả định nó sẽ không khớp ngay cả khi có khối lượng cổ phiếu được giao dịch ở mức 10 đô la.

Tuy nhiên, trong hầu hết các thị trường hiện nay, bạn chắc chắn sẽ được khớp nếu giá giao dịch ở mức 10,01 đô la, vì điều này không thể xảy ra cho đến khi tất cả thanh khoản (bao gồm cả lệnh giới hạn của bạn) đã khớp hết ở giá 10 đô la. Do đó, bạn nên đặt lệnh giới hạn bên trong điểm thực tế muốn khớp trên thị trường một chút. Nếu có hỗ trợ cùng với kháng cự rõ ràng ở 10 đô la và 20 đô la, bạn nên đặt lệnh giới hạn với giá mua trên 10 đô la (từ 10,01 đô la đến 10,15 đô la, tùy thị trường, khung thời gian của bạn) và giá bán ở đâu đó dưới 20 đô la. Nếu bạn giao dịch theo ngày và đang tìm cách chốt lời ở đỉnh của ngày hôm đó, thì lệnh chốt lời của bạn nên thấp hơn một vài xu hoặc vài tick dưới mức đỉnh. Đặt lệnh ở phía bên kia của các điểm đó là rất vô lý, trừ khi bạn đang tính đến biến động mạnh hơn khi các lệnh cắt lỗ bị quét ở những khu vực đó. Việc này rất hiển nhiên nhưng thường bị bỏ qua và là điều cần xem xét nếu bạn hay giao dịch dựa vào các mô hình đó.

Xác định mục tiêu lợi nhuận dựa vào cầu trúc thị trường

Dựa trên cấu trúc thị trường, có những điểm rõ ràng cần nên quan sát 

Không thể lập danh sách có đủ hết các cấu trúc biểu đồ có thể mang lại một mục tiêu lợi nhuận hợp lý, và cũng không cần phải làm vậy. Nhiều điểm rõ ràng như:

_ Hỗ trợ hoặc kháng cự rõ ràng;

_ Hỗ trợ hoặc kháng cự nổi bật trên khung thời gian cao hơn;

_ Các đỉnh và đáy quan trọng như: đỉnh và đáy 52 tuần đối với cổ phiếu hoặc đỉnh và đáy của hợp đồng đối với hàng hóa; đỉnh và đáy của phiên đối với các giao dịch trong ngày;

_ Bóng nến dài tích tụ sát đáy hoặc sát đỉnh phạm vi giao dịch hoặc phân phối;…

Trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần nắm được cấu trúc thị trường được phác họa bởi các điểm pivot đỉnh và điểm pivot đáy là đủ. Đừng suy nghĩ quá nhiều. Nếu bạn thường chốt lời với bội số rủi ro và đặt lệnh để mua hoặc bán với giá vượt quá một trong những điểm dễ thấy này, thì bạn nên siết chặt các lệnh này một chút và đưa chúng vào bên trong các dao động. Điều này sẽ làm giảm một chút lợi nhuận của bạn (mặc dù về mặt lý thuyết, xác suất thắng tăng lên sẽ bù lại), nhưng việc học cách đọc cấu trúc thị trường sẽ không có ý nghĩa gì nếu bạn không tận dụng tốt thông tin mà nó cung cấp cho bạn.

 Lệnh dừng lỗ linh hoạt (Trailing Stop) 

Nhiều nhà giao dịch sử dụng các lệnh dừng linh hoạt để chốt lời. Mặc dù lệnh này có nhiều biến thể, nhưng chúng đều xác định các điểm dừng di chuyển cùng giao dịch theo một số quy tắc. Sẽ có một số điều chỉnh nhỏ tùy theo các quy tắc sử dụng. Ví dụ: Một nhà giao dịch chốt lời ở mức 1x (1 lần) rủi ro ban đầu của giao dịch có thể nâng giá thoát lệnh cho phần vị thế còn lại, đây là cách khóa lợi nhuận hiệu quả.

Mặc dùng lệnh dừng lỗ cơ bản này khá linh hoạt nhưng ngoài ra, nhà giao dịch thường sẽ có nhiều hơn một lựa chọn trong việc thiết lập lệnh dừng, tùy theo tính cách và phong cách giao dịch của họ, để biết thêm chi tiết, bạn nên đọc thêm bài viết >> tại đây.

Có thể bạn quan tâm:

Phân tích kỹ thuật:

Sự kết hợp giữa KHOA HỌC và NGHỆ THUẬT trong đầu tư chứng khoán

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề