Xoay chuyển con tàu: Cuốn sách dành cho những nhà lãnh đạo đang tuyệt vọng
Xoay chuyển con tàu – Một trong những cuốn sách về chủ đề lãnh đạo cần phải đọc hàng đầu ở hiện tại. Cuốn sách giúp bạn thay đổi phương thức làm việc, và áp dụng những cái tiển tốt nhất cho đội nhóm của bạn.
Theo khảo sát, chi tiêu toàn cầu hàng năm của một doanh cho việc phát triển khả năng lãnh đạo được ước tính vào khoảng 30 tỷ bảng Anh. Với quy mô đầu tư này, bạn sẽ thấy được sự cải thiện rõ rệt về khả năng lãnh đạo. Tuy nhiên, một chỉ số cho thấy điều này có thể không xảy ra, đó chính là mức độ gắn kết của nhân viên hầu như không thay đổi trong 20 năm qua. Đây có thể được coi là một bản cáo trạng khá tai hại về tính hiệu quả của khả năng lãnh đạo và sự phát triển khả năng lãnh đạo nói chung.
Ngoài kia không thiếu những lời khuyên, bài học về lãnh đạo, có tới 21.000 cuốn sách có sẵn trên Amazon, vô số chương trình giảng dạy, khóa học về lãnh đạo điều hành. Tuy nhiên, bất chấp điều này, có nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay, gặp khó khăn trong việc đạt được lợi tức đầu tư tốt từ những nguồn tài nguyên này.
Một nghiên cứu về lực lượng lao động toàn cầu gần đây cho thấy gần 2/3 lực lượng lao động toàn cầu không có mức độ gắn kết cao. Trong chiến lược thu hút và giữ chân nhân sự, yếu tố thiên về khen thưởng ảnh hưởng không được đề cao, các yếu tố thúc đẩy sự gắn kết bền vững hầu như tập trung hoàn toàn vào văn hóa và khía cạnh quan hệ của trải nghiệm làm việc.”
Xoay chuyển con tàu
Cuốn sách Xoay chuyển con tàu của David Marquet cung cấp một cái nhìn sâu sắc thách thức một số quan điểm chính thống lâu đời về lãnh đạo và quản lý.
Marquet phân tích mô hình lãnh đạo theo kiểu truyền thông “Người lãnh đạo-Người theo sau” tạo ra rào cản khiến mọi người tham gia đầy đủ theo nghĩa vụ và cam kết với mục đích và mục tiêu của tổ chức. Nếu chúng ta chia lực lượng lao động của mình thành “người lãnh đạo” và “người theo sau”, chúng ta sẽ không quá ngạc nhiên khi nhận thấy các mức độ gắn kết, động lực, sáng kiến và cam kết khác nhau.
Marquet đã giải quyết câu hỏi mà nhiều lãnh đạo cấp cao hỏi về nhân viên của họ: “Làm thế nào chúng ta có thể khiến họ suy nghĩ và hành động giống chúng ta?” và gợi ý rằng chúng ta nên cải tiến theo mô hình “Người lãnh đạo-Người lãnh đạo” của ông ấy để tạo ra khả năng lãnh đạo và trách nhiệm giải trình ở mọi cấp độ, đồng thời khuyến khích thái độ đặt câu hỏi đối với sự vâng lời mù quáng.
“Lãnh đạo có nghĩa là trao quyền kiểm soát thay vì nắm quyền kiểm soát và tạo ra thêm nhiều người lãnh đạo hơn là đào tạo những người theo sau.” – David Marquet
Thuyền trưởng, con tàu này đang suy nghĩ!
Marquet đã phát triển mô hình “Người lãnh đạo-Người lãnh đạo” của mình khi chỉ huy một tàu ngầm hạt nhân trong Hải quân Hoa Kỳ; biến nó từ tàu ngầm tệ nhất thành tàu ngầm hoạt động tốt nhất trong toàn bộ hạm đội.
Thay vì chúng ta thấy kiểu lãnh đạo như mẫu hình thuyền trưởng tàu ngầm Russell Crowe/Sean Connery trong phim – những vị thuyền trưởng chỉ xuất hiện để ra mệnh lệnh khi cần phải bắn vũ khí. Marquet đã thay thế văn hóa cấp trên ra lệnh và cấp dưới tuân thủ bằng văn hóa trách nhiệm – nhường quyền kiểm soát từ cấp cao cho mọi người trên tàu ngầm.
Chúng ta có thể học được gì từ mô hình “Người lãnh đạo – Người lãnh đạo” của David Marquet?
Thông qua cuốn sách, Marquet vừa truyền cảm hứng cho chúng ta trở thành những nhà lãnh đạo tốt hơn (thực sự khác biệt), vừa cho chúng ta một số lời khuyên và nền tảng vững chắc cho những nhân viên muốn nâng cao thêm trình độ của bản thân.
Mô hình “Người lãnh đạo-Người lãnh đạo” dựa trên 4 trụ cột sau:
– Kiểm soát – Trao quyền kiểm soát, đừng kiểm soát
– Năng lực – Tạo dựng năng lực kỹ thuật tại nơi làm việc
– Minh bạch – Trung thực, công khai và rõ ràng về mục tiêu của tổ chức
– Can đảm – Chống lại sự thôi thúc làm theo khuôn mẫu văn hóa của người lãnh đạo “phụ trách”
Tư duy của David Marquet rất giống với tư duy của Simon Sinek. Về cơ bản, Marquet và Sinek yêu cầu chúng ta xem xét mục đích của sự lãnh đạo.
Lấy ý tưởng từ chủ đề tuyệt vời khác của Sinek, nếu chúng ta ‘bắt đầu với lý do tại sao’ về lãnh đạo thì ‘cái gì’ và ‘như thế nào’ sẽ trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn nhiều.
Xoay chuyển con tàu phù hợp với ai?
Có rất nhiều cuốn sách như của Rudolph Giuliani kể câu chuyện về hành trình của một nhà lãnh đạo và những cuốn khác cung cấp cẩm nang thực tế hơn cho việc lãnh đạo. Nhưng Marquet đã làm được cả hai điều đó, đó là một trong những lý do khiến “Xoay chuyển con tàu” nổi bật giữa đám đông.
Đây là cuốn sách dành cho những người đầy tham vọng, những người tuyệt vọng, những người đã ‘ở đó, làm được điều đó’ trong quá trình phát triển khả năng lãnh đạo, dành cho những ai muốn trở thành những nhà lãnh đạo giỏi nhưng nhận thấy lợi ích của các chương trình chỉ áp dụng một lần sẽ mất đi sau một thời gian.
Tôi tin rằng bằng cách làm theo phương pháp lãnh đạo của Marquet, chúng ta có thể trở thành những nhà lãnh đạo tốt hơn và cải thiện hiệu suất, sự gắn kết và tinh thần của lực lượng lao động của mình.
Quan điểm của bạn là gì? Làm thế nào để bạn động viên và truyền cảm hứng cho nhóm của bạn?
Hãy cho tôi biết nếu bạn đã áp dụng ý tưởng của David Marquet hoặc Simon Sinek vào văn hóa tổ chức của mình và kết quả đạt được là gì.
Happy Live Team (Biên dịch Blog.vistage)