fbpx

Báo động đỏ – Những sai lầm khi đầu tư (phần 1)

Nhà đầu tư Phil Town nói về những sai lầm về đầu tư lớn nhất mà mọi người mắc phải khi đầu tư mà hầu hết những người từng mất tiền vào cổ phiếu sẽ thú nhận mình đã phạm một trong những sai lầm lớn này.

*Bài viết nhằm mục đích hướng dẫn ứng dụng các chiến lược đầu tư tại cuốn sách “Payback Time – Ngày Đòi Nợ” (mua tại đây)“ của tác giả Phil Town

Tôi nhớ không xuể đã bao nhiêu lần người ta hỏi tôi rằng, “Phill Town này, tôi nắm được vấn đề rồi – tôi đã hiểu 3 chữ M và biết cách nhận diện một công ty tuyệt vời, nhưng có điều, nghiêm túc đấy, làm sao ông biết chắc được? Làm sao mà ông dám chắc được nhỉ? Hãy nhìn đi, bao nhiêu người đã tán gia bại sản trong những năm qua khi họ đinh ninh rằng mình đang nắm trong tay cổ phiếu của các công ty vững mạnh?”

Tôi luôn trả lời họ, “Không, họ không biết. Họ không phải là những nhà mua tích trữ theo Quy tắc số 1, họ chỉ là những kẻ đầu cơ.”

Tôi có cả sớ những Sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải khi đầu tư. Những người từng mất tiền vào cổ phiếu sẽ thú nhận mình đã phạm một trong những sai lầm lớn này.

1. Không hiểu ngành

Nếu bạn không hiểu về ngành, bạn không thể nào tự tin nắm chắc cổ phiếu trong tay. Ví dụ nhé, giả sử bạn là một giáo viên trung học và một cậu học trò của bạn suốt ngày tung hô công ty dược do cha cậu ta làm chủ – một công ty dược cỡ bự trong ngành.

Bạn vừa nghe nói đến công ty này trên báo vì FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã cho phép lưu hành một loại thuốc mới của họ.

Nhưng vấn đề là bạn chả hiểu tẹo nào về ngành dược cả. Thậm chí bạn còn chẳng động đến aspirin vì bạn quá khỏe mạnh (thứ thuốc mới này chữa một chứng bệnh mà bạn cũng chẳng thể hiểu nổi).

Và mỗi khi bạn định tìm đọc vài thông tin về công ty dược khổng lồ này, bạn lại thấy chán nản vì bạn chẳng có hứng thú gì (vì bạn là cũng chẳng dạy khoa học, bạn là giáo viên dạy Anh ngữ cơ).

Liệu bạn có nên cân nhắc công ty dược này không? Câu trả lời là KHÔNG. Tránh nó ra càng xa càng tốt.

2. Quá lạc quan

Cẩn thận với điều này. Chúng ta thường lạc quan nghĩ rằng các chỉ số năm nay cao thì năm sau cũng sẽ như vậy. Những chỉ số cao, chương sau bạn sẽ được biết, sẽ dẫn đến định giá cao. Và định giá cao sẽ dẫn đến rắc rối cho bạn, một nhà mua tích trữ cổ phiếu. Nó quá tốt để có thể là sự thật. Hãy dự đoán tương lai một cách thận trọng.

3. Không có con hào kinh tế thực sự

Người ta có thể ngụy tạo con hào kinh tế, để có thể tránh sai lầm này, cần thật sự hiểu về doanh nghiệp để có thể phân định con hào kinh tế là thật hay giả. Những thứ trông giống con hào kinh tế có thể gục ngã trước một công nghệ mới, công đoàn, một trào lưu hay phong trào mới, hoặc nguồn khách hàng đang dần cạn kiệt.

Một công ty sản xuất máy đánh chữ sẽ chao đảo với sự ra đời của máy tính. Tương tự, một công ty sống nhờ bán sách giấy bách khoa toàn thư sẽ thấy khó cạnh tranh khi Internet đang mang lại cho mọi người những thông tin cập nhật, hoàn toàn miễn phí.

Vài công ty thậm chí còn không thèm giả vờ như mình có con hào kinh tế nữa. Tôi gọi đó là “những công ty tầm thường”. Một công ty tầm thường là công ty sản xuất ra một sản phẩm mà ai cũng có thể sản xuất ra sản phẩm tương tự. Nếu bạn là chủ một cửa hàng tạp hóa giống hệt các cửa hàng khác, bạn sẽ phải cạnh tranh về giá cả.

Tôi thường xuyên xuất hiện trên chương trình Your Business của kênh MSNBC, giải quyết vấn đề cho các doanh nghiệp nhỏ, và vấn đề sở hữu một công ty không có con hào kinh tế là “chuyện thường ngày ở huyện” trong chương trình.

Những người đầu tư thời gian và công sức vào các công ty quá dễ bị sao chép rồi sẽ nhận ra rằng đó không phải một công ty tuyệt vời.

Điều này đúng với mọi doanh nghiệp từ lớn cho đến nhỏ. Hãy nhớ, đừng đầu tư vào các công ty không có con hào kinh tế thực sự.

4. Không kịp thời cập nhật thông tin

Nếu bạn không có đam mê và hứng thú với một doanh nghiệp, đừng sở hữu dù chỉ một phần nhỏ của nó, vì bạn sẽ phải luôn cập nhật tin tức về nó một khi bạn đã sở hữu. Và nếu bạn không toàn tâm toàn ý nghĩ về nó, bạn sẽ không thể nào cập nhật kịp. Mua cổ phiếu và lãng quên nó đi là một sai lầm lớn. Bạn muốn biết khi nào vấn đề xảy ra để “rút chân” kịp thời.

Nếu bạn không theo dõi tình hình thay đổi của ngành và các báo cáo quý, bạn có thể bỏ lỡ các thông tin quan trọng. Và nếu bạn thật sự làm vậy, thật đáng xấu hổ. Những thay đổi đó sẽ lộ diện qua thời gian. Chỉ cần bạn tinh ý một tí sẽ dễ dàng nhận ra. Đừng để mình trở nên xuẩn ngốc như gã hầu trong bộ phim Austin Powers bị xe lu vượt mặt với vận tốc 2 dặm một giờ.

Chú ý một tí, khi quan sát các công ty vừa thua lỗ, hoặc thậm chí là sụp đổ, bạn sẽ thấy rất nhiều điểm báo động đỏ xuất hiện trước đó để báo hiệu cho sự thua lỗ.

Hãy lấy AIG làm ví dụ, công ty bảo hiểm khổng lồ vừa bị chính phủ đưa ra tòa. Chủ tịch của công ty bị ép phải rút lui vào năm 2005 – một báo động đỏ. Nếu tôi đã đầu tư vào AIG vào lúc đó (điều này không thể xảy ra và công ty này không thỏa mãn chữ M đầu tiên – ý nghĩa), tôi đã lập tức rút cổ phần, vì nó đã thất bại ở phép thử ban điều hành – Management.

Hãy nhìn nhận cho đúng ba chữ M này, và bạn sẽ chạm đến những công ty tuyệt vời. Khi nào bắt đầu mua tích trữ sẽ là câu hỏi tiếp theo, câu trả lời phụ thuộc vào bốn chữ rất quan trọng trong đầu tư – “Biên độ an toàn” (Margin of Safety). Và đó là chữ M thứ tư.

Việc tránh những sai lầm lớn trong đầu tư này là việc có thể làm, vậy tại sao bạn không dành một chút thời gian để nghiền ngẫm thêm xem bạn có thể học được gì khác từ quyển “Ngày đòi nợ” của Phil Town không?

Nguồn: sách Payback Time – Ngày đòi nợ Phil Town 

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (sách dành cho các nhà đầu tư giá trị kiểu Warren Bufffett)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề