101 lời khuyên tài chính: Tại sao đồng tiền theo đuổi người tạo ra giá trị?
Bạn có biết “Đồng tiền theo đuổi người tạo ra giá trị? Làm thế nào để việc kiếm tiền của bạn vừa hợp lý lại vừa ý nghĩa” ?
Nội dung bài viết này được trích từ cuốn sách 101 Lời Khuyên Tài Chính từ Thái Phạm, cuốn sách được viết bởi nhà đầu tư, chuyên gia tài chính có hơn 17 năm kinh nghiệm trên TTCK, cuốn sách cung cấp 101 bài học vỡ lòng và thông thái giúp bạn từng bước xây dựng cho tương lai tài chính thịnh vượng của chính bạn.
Đọc thêm các bài viết khác về 101 lời khuyên tài chính từ Thái Phạm tại đây
Đuổi theo tiền ít thôi, hãy để đồng tiền sinh sôi nảy nở trong lúc chúng ta ngủ.
Điều đó hội tụ của ba yếu tố: tư duy đúng, phương pháp đúng và công cụ hỗ trợ đúng.
Đối với nhiều người, đồng tiền là thứ hiển nhiên xuất hiện trong cuộc sống của họ, xã hội và cả nhà trường đều không có một lớp học nào dạy chúng ta khái niệm về tiền, bản chất của tiền và cách tiêu tiền.
Điều mà tôi muốn bạn – độc giả của tôi hiểu được, là muốn làm chủ đồng tiền, muốn tiền theo đuổi bạn, trước tiên bạn phải hiểu tiền là gì đã. Tiếp theo, bạn phải trui rèn bản thân để có cho mình một công việc, không ngừng nâng cấp bản thân để luôn được trả công với mức lương cao hơn.
Và mỗi tháng trích ra một số tiền nhất định để tiết kiệm, khi số vốn vừa đủ nhiều có thể mang đi đầu tư hoặc kinh doanh.
Nếu bạn cứ giữ nguyên số tiền đó trong tài khoản ngân hàng và mong chờ vào sự tăng trưởng của số tiền đó thì đây không phải là một cách giúp tăng trưởng tiền thông minh.
Tại sao người giàu ngày càng giàu hơn?
Là bởi vì họ được giáo dục về tiền và cách thức đồng tiền sinh lời bằng lãi kép từ rất sớm.
Họ hiểu được sức mạnh của lãi kép, trong khi người nghèo đa phần không biết những khái niệm rất đơn giản về tiền, cách thức đa dạng hóa nguồn thu nhập, cách thức mà để tiền đẻ ra tiền.
Với nhiều người, mục tiêu tài chính của họ là làm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, hoặc để dành tiền mua vàng, mua nhà hoặc bỏ ngân hàng, cho người thân vay mượn hoặc cho con ăn học, lo cho công việc, cưới xin hoặc cho con cái một số vốn để làm ăn.
Đó là cuộc sống của một gia đình trung lưu, cũng gọi là có của ăn của để, nhưng số tiền tích lũy đó nếu có biến cố xảy ra, và phải dùng tiền tiết kiệm để trang trải thì gia đình sẽ không còn lại gì.
Với số vốn tương tự, nhưng nếu chúng ta hiểu về đầu tư, hiểu về cách thức để tiền đẻ ra tiền thì mọi chuyện sẽ rất khác.
Nếu có thời gian, bạn nên ngồi lại để nghe những chia sẻ của các triệu phú, tỷ phú tự thân trên thế giới, nghe cách họ nói về tiền bạc và cách để tiền làm việc cho họ. Bạn muốn có nhiều tiền hơn?
Mục đích của bạn không phải là lao vào kiếm tiền mà là khiến cho bản thân mình đáng tiền hơn: Từ kỹ năng nghề nghiệp cho đến trí tuệ (đầu óc) kiếm tiền.
Happy Live Team
Nguồn: 101 lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm
Có thể bạn quan tâm: 101 Lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm
Từng bước xây dựng tương lai tài chính của bạn và gia đình thịnh vượng, bền vững