fbpx

3 điểm nghẽn cản trở dòng vốn ngoại chảy vào một quốc gia

Tại sao các nước giàu thường có xu hướng đầu tư vào các nước giàu khác và 3 nguyên nhân chính cản trở dòng vốn ngoại chảy vào một quốc gia.

3 điểm nghẽn cản trợ dòng vốn ngoại chảy vào một quốc gia

Câu chuyện tháo gỡ những điểm nghẽn để thị trường chứng khoán sớm được nâng hạng luôn dành được sự quan tâm của các nhà đầu tư Việt Nam. Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao các nước giàu thường có xu hướng đầu tư vào các nước giàu khác cũng như những nguyên nhân chính cản trở dòng tiền thông minh chảy vào một quốc gia không? Hãy để giáo sư kinh tế học Thomas Sowell giải thích cho bạn.

3 điểm nghẽn cản trở dòng vốn ngoại chảy vào một quốc gia

Về mặt lý thuyết, người ta có thể kỳ vọng các khoản đầu tư sẽ chảy từ nơi có nguồn vốn dồi dào đến nơi thiếu hụt vốn, giống như một mực nước đang tìm kiếm mức độ cân bằng của chính nó vậy. Trong một thế giới hoàn hảo, các quốc gia giàu có sẽ đầu tư phần lớn vốn của họ vào các quốc gia nghèo hơn – nơi vốn khan hiếm hơn và do đó sẽ mang lại tỷ suất sinh lợi cao hơn.

Tuy nhiên, trong thế giới không hoàn hảo mà chúng ta đang sống, đó không phải là điều thường xảy ra. Ví dụ, trong tổng số khoảng 21 nghìn tỷ đô la khoản vay ngân hàng quốc tế trên toàn thế giới vào năm 2012, chỉ có khoảng 2,5 nghìn tỷ đô la được đến các nước nghèo – con số chiếm chưa đến 12%. Trong số gần sáu nghìn tỷ đô la chứng khoán đầu tư quốc tế, có chưa đến 400 tỷ đô la đến với các nước nghèo, tức là chưa đến 7%. Nói tóm lại, các nước giàu có xu hướng đầu tư vào các nước giàu khác.

Việc này xảy ra là có nguyên nhân, cũng như có những lý do giải thích tại sao lại có một số quốc gia giàu có và những quốc gia khác lại nghèo ngay từ đầu. Rào cản lớn nhất đối với việc đầu tư vào bất kỳ quốc gia nào là nguy cơ bạn sẽ không bao giờ lấy lại được tiền của mình. Các nhà đầu tư rất cảnh giác với những chính phủ không ổn định, những chính phủ này có khả năng thay đổi về nhân sự hoặc chính sách, và điều này tạo ra khả năng rủi ro rằng các điều kiện đầu tư cũng sẽ bị thay đổi theo – trong số đó rủi ro lớn nhất chính là khả năng bị chính phủ tịch thu hoàn toàn, hoặc “quốc hữu hóa”, theo như cách gọi về mặt chính trị của điều này.

Tham nhũng lan rộng là một yếu tố làm cản trở đầu tư nói riêng, cũng như cản trở các hoạt động kinh tế nói chung. Các quốc gia có chỉ số tham nhũng quốc tế cao như Nigeria hoặc Nga không có khả năng thu hút đầu tư quốc tế ở quy mô đúng với với nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc tiềm năng kinh tế khác của họ.

Ngược lại, các quốc gia đứng đầu về mức độ tham nhũng thấp đều là các quốc gia thịnh vượng, chủ yếu là các quốc gia thuộc châu Âu, hoặc các quốc gia nhánh nhỏ của châu Âu cộng thêm Nhật Bản và Singapore. Mức độ trung thực ở một quốc gia sẽ có tác động kinh tế rất lớn.

Theo tờ The Economist, ngay cả khi bỏ qua vấn đề tịch thu và tham nhũng, nhiều nước nghèo hơn cũng “không để vốn ra vào tự do”. Những nơi vốn không thể thoát ra dễ dàng, thì sẽ có rất ít khả năng vốn đi vào ngay từ đầu. Như vậy, sự nghèo đói của các quốc gia này không phải là nguyên nhân cản trở các khoản đầu tư.

Khi Hồng Kông còn là thuộc địa của Anh, đất nước này rất nghèo nàn lúc ban đầu, nhưng sau đó nó đã phát triển trở thành một cường quốc công nghiệp, có thời điểm thương mại quốc tế của quốc gia này còn nhiều hơn một quốc gia rộng lớn như Ấn Độ. Dòng vốn ồ ạt đã giúp Hồng Kông phát triển hoạt động dưới sự bảo đảm của luật pháp Anh, nó có thuế suất thấp và cho phép một số dòng vốn và thương mại được tự do luân chuyển đến bất kỳ đâu trên thế giới.

Tương tự như vậy, ngày nay Ấn Độ vẫn là một quốc gia nghèo, nhưng kể từ khi chính phủ nới lỏng kiểm soát đối với nền kinh tế, đầu tư đã đổ vào Ấn Độ, đặc biệt là vào khu vực Bangalore – nơi tập trung nguồn cung cấp kỹ sư phần mềm máy tính này đã thu hút các nhà đầu tư từ Thung lũng Silicon của California, tạo ra sự khởi đầu của một Thung lũng Silicon mới ở Ấn Độ.

Kỳ vọng tươi sáng về tiềm năng phát triển Việt Nam một khi chuyển dịch từ thị trường Cận biên sang  thị trường mới nổi cũng là một trong những lý do khiến UBCKNN nỗ lực để thúc đẩy quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán trong suốt thời gian qua.

Happy Live Team

Tổng hợp từ Basic Economics

Có thể bạn quan tâm: Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

Basic Economics

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”

ĐẶT SÁCH

 

 

Các viết cùng chủ đề