fbpx

3 điểm yếu cốt tử khiến bạn thất bại trong giao dịch chứng khoán

Thành công là chặng đường, không phải điểm đến, đặc biệt là trong giao dịch trong thị trường chứng khoán. Trên bước đường đầu tiên của thành công, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến câu hỏi: điều gì khiến trader thất bại? Tưởng rằng phức tạp, nhưng thực tế nó lại rất đơn giản. Chỉ cần bạn chú ý khắc phục những điều này, bạn đã xác định được chặn đường thành công của mình rồi đấy! Chúng ta cùng bắt đầu nhé.

1. Chưa chuẩn bị kỹ kiến thức đã vội tham gia thị trường

Yếu tố này được tôi nhắc đến đầu tiên. Ông cha ta có câu: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Ý nói làm việc gì bất thành trước khi trách người khác phải xem lại bản thân mình đã tốt hay chưa?

Khi tham gia bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, bản cần phải nắm được những kiến thức về nền tảng giao dịch: Tại sao mua? Tại sao lại bán? Những nhân tố nào tác động đến thị trường và giá cổ phiếu? Những điều đó rất quan trọng để bạn có thể giao dịch thành công. Hoặc ít ra, kiến thức này giúp bạn biết được mình đã sai chỗ nào để lúc vấp ngã còn biết đứng dậy và không bị lại lần nữa.

Từ kinh nghiệm tiếp xúc khách hàng đầu tư, chúng tôi nhận ra nhiều mẫu chung. Rất nhiều nhà giao dịch lúc mới tham gia thị trường đều nghĩ chỉ cần mua những mã cổ phiếu giá thấp (dưới 10.000 VNĐ/cổ phiếu) chờ sau này nó tăng lên vài chục nghìn/cổ phiếu. Qua đó kỳ vọng giàu nhanh. Ngược lại, họ sợ mua cổ phiếu giá cao vì mua được ít cổ phiếu, lời cũng không nhiều.

Hãy luôn nhớ cổ phiếu tính bằng phần trăm. Do vậy đừng nên nhìn vào bảng giá mà hãy nhìn vào phần trăm mà đánh giá. Hãy tìm kiếm và học hỏi thêm kiến thức về thị trường, phân tích cơ bản để tìm những doanh nghiệp giá trị, tìm hiểu về phân tích kỹ thuật để có những vùng mua tốt v.v… để cải thiện và duy trì lợi nhuận trong hoạt động giao dịch của mình.

3 điểm yếu cốt tử khiến bạn thất bại trong giao dịch chứng khoán

2. “Cái tôi” bản thân quá lớn

Thay vì học theo những người thành công, họ tự tạo ra một phương pháp mới và nhận kết quả thua lỗ trầm trọng. Từ đó sinh ra chán nản  – sợ hãi rồi rút lui khỏi thị trường. Lúc này, họ trở nên mất tự tin bị đánh mất và đổ thừa cho hoàn cảnh.

Sáng tạo luôn là điều cần phải có. Tuy nhiên để muốn sáng tạo thì bạn cần chuẩn bị nền tảng và kinh nghiệm thị trường từ 2 năm trở lên để biết được sáng tạo có hiệu quả hay không. Nhưng trước khi nghĩ đến những điều lớn lao đó hãy học theo những người thành công – vì người thành công đã biết con đường đó đi thế nào để đến đích cuối cùng. Hãy luôn nhớ rằng: “Thành công luôn có lối mòn”. Nếu bạn không thể tự kiếm con đường cho mình thì hãy học theo con đường, phương pháp của người thành công.

3. Thiếu kiên nhẫn

Họ không chờ đợi được thời điểm tốt để mua bán mà giao dịch ngay. Hoặc vừa bán xong thì muốn mua ngay bất chấp thị trường đang xấu hay tốt . Luôn nôn nóng muốn tài sản tăng nhanh chóng bằng cách mua cổ phiếu đầu cơ hoặc sử dụng đòn bẩy nợ (vay để mua chứng khoán) gây hậu quả thua lỗ nghiêm trọng.

Luyện tập cho mình tính kiên nhẫn cực kì quan trọng. Nhiều người rất giỏi có thể đã tìm ra được “chén thánh” để giao dịch nhưng vì không kiên nhẫn chờ đợi thời điểm thích hợp để quyết định. Cuối cùng, họ vội vã giải ngân và mua tại những thời điểm “sai lầm”. Thời điểm sai khiến họ không dễ dàng bán ra cổ phiếu đã mua do thua lỗ. Nhưng trớ trêu, cơ hội lại đến khi tiền đã giải ngân. Cụ thể, họ lại thấy cơ hội khi những cổ phiếu khác báo điểm mua lí tưởng theo “chén thánh” mà không còn tiền để tham gia vị thế.

Hãy luôn nhớ: “Nhẫn một chút sóng yên gió lặng – Lùi một bước biển rộng trời cao”. Khi tham gia giao dịch chứng khoán, dù xung quanh thế nào đi nữa thì phải luôn luôn chờ đợi đến một vùng mua tốt để tham gia. Điều đó sẽ giúp bạn bảo vệ rủi ro và an toàn hơn trong quyết định giao dịch.

Bên cạnh việc thiếu kiên nhẫn chờ vùng mua – bán, có rất nhiều nhà đầu tư sử dụng: “đòn bẩy nợ” hay gọi thông dụng hơn là margin quá cao. Để rồi không thể kiểm soát rủi ro dẫn đến mức phải cắt lỗ nặng hoặc cháy tài khoản.

Nợ – margin là có dao 2 lưỡi, (1) Nếu bạn không hiểu gì về đòn bẩy nợ tốt nhất bạn không nên dùng; (2) Nếu bạn hiểu về nợ nhưng chưa can đảm chấp nhận cắt lỗ những lần sai thì bạn cũng không nên dùng. 

Đây là kinh nghiệm xương máu. Nếu tài sản bạn lên càng nhanh nhờ đòn bẩy thì lúc xuống thì tài khoản của bạn cũng giảm như vậy khi bạn mắc sai lầm! Hãy luôn ghi nhớ bạn nhé!

Nguồn: Finashark

Các viết cùng chủ đề