fbpx

9 LÝ DO ĐỂ NÓI KHÔNG VỚI THẺ TÍN DỤNG

Một thực tế phổ biến là với nguồn tín dụng dồi dào, bạn có thể mua được những gì mình muốn, cho dù bạn có tiền để trả hay không, hãy 9 cảnh báo dưới đây.

1. DÙNG THẺ TÍN DỤNG MUA HÀNG KHÔNG DẠY BẠN CÁCH KIỀM CHẾ BẢN THÂN

9 LÝ DO ĐỂ NÓI KHÔNG VỚI THẺ TÍN DỤNG

Sự thiếu kiềm chế khi tiêu xài tiền bạc đã khiến cho bạn mất đi sự an toàn về tài chính. Trong hoàn cảnh xấu nhất, cách mua sắm bốc đồng còn có thể tác động tiêu cực đến các khía cạnh khác của cuộc sống, chẳng hạn như mất khả năng trong việc kiểm soát cân nặng hoặc duy trì giờ giấc sinh hoạt hợp lý. Kiềm chế bản thân có thể vô cùng khó khăn và nhàm chán, nhưng phần thưởng mà nó đem lại không hề “nhàm chán”. Bạn sẽ không phải vào bệnh viện thường xuyên hoặc sẽ có khả năng trả tiền thuê nhà đúng hạn.

2. DÙNG THẺ TÍN DỤNG CÓ NGHĨA LÀ BẠN ĐANG KHÔNG TUÂN THEO DỰ TRÙ NGÂN SÁCH CỦA BẢN THÂN

Việc lập ngân sách đơn giản hơn bạn nghĩ. Đối với nhiều người, lập ngân sách là một công cụ tuyệt vời để kiểm soát chi tiêu. Sẽ dễ dàng để nhận ra bạn đã chi bao nhiêu cho một tách cà phê, hay một cuốn sách mới, những chi tiêu dù nhỏ nhưng cũng có thể tích lũy trong cả tháng và khiến bạn gặp rắc rối. Giải pháp là hãy lên kế hoạch chi tiêu và viết tất cả mọi thứ ra giấy. Lập ngân sách đơn giản chỉ là dùng bút viết ra thu nhập bạn kiếm được trong một tháng, và các chi phí có thể phát sinh trong tháng đó. Khi biết số tiền còn lại sau khi trừ đi toàn bộ chi phí, bạn sẽ biết mình còn bao nhiêu tiền để tiêu.

3. LÃI SUẤT THẺ TÍN DỤNG RẤT CAO

Kiềm chế trong việc dùng thẻ tín dụng không chỉ liên quan đến đạo đức hay tinh thần mà nó còn là một vấn đề hết sức thực tế. Lãi suất của thẻ tín dụng thường rất cao, do đó chi phí duy trì nguồn tài chính này sẽ đắt đỏ. Nếu ngay từ đầu bạn không có tiền để trả cho một món đồ, thì có lẽ bạn sẽ không muốn phải trả thêm phần lãi đâu phải không! Nếu bạn mua một món đồ với giá 1.000 đô bằng thẻ tín dụng (với phí lãi suất 18%) và bạn chỉ thực hiện thanh toán tối thiểu mỗi tháng thì sau một năm, bạn sẽ chỉ phải trả 175 đô tiền lãi. Và tệ hơn là bạn vẫn sẽ phải trả nợ 946 đô cho lần mua sắm này.

4. LÃI SUẤT THẺ TÍN DỤNG SẼ TĂNG NẾU BẠN KHÔNG THỂ TRẢ TOÀN BỘ SỐ DƯ

9 LÝ DO ĐỂ NÓI KHÔNG VỚI THẺ TÍN DỤNG
Nghiêm trọng hơn, lãi suất phần trăm theo năm (APR) tưởng như có lợi cho bạn lại có thể chỉ đơn thuần tỷ lệ ban đầu và nó có thể tăng sau một thời gian nhất định nếu số dư không được thanh toán đầy đủ. Lãi suất APR 8,99% có thể tăng vọt lên 29,99% chỉ trong chớp mắt. Bạn cho rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra với mình ư bởi bạn sẽ thanh toán toàn bộ số dư đúng hạn? Theo kế hoạch thì có vẻ vậy nhưng không ai có thể lường trước những trường hợp bất trắc như xe của bạn bị hỏng hay bạn bất ngờ bị mất việc. Và khi những chuyện không mong muốn này xảy đến, bạn sẽ chẳng còn tiền để thanh toán cho thẻ tín dụng.

5. ĐIỂM SỐ TÍN DỤNG THẤP CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÍ BẢO HIỂM, CƠ HỘI VIỆC LÀM HOẶC KHẢ NĂNG VAY NỢ ĐỂ THỰC HIỆN NHỮNG MUA SẮM TỐN KÉM NHƯ NHÀ Ở

Nếu thẻ tín dụng không được thanh toán, điểm tín dụng của bạn sẽ bắt đầu giảm đi. Lần tới khi gia hạn hợp đồng bảo hiểm, mức phí dành cho bạn sẽ tăng bất ngờ bởi công ty bảo hiểm dựa trên điểm tín dụng để tính phí bảo hiểm. Khi họ thấy tình hình như vậy, họ sẽ giả định rằng nếu không thể trả tiền các hóa đơn, bạn có thể sẽ bỏ mặc không bảo trì chiếc xe hoặc ngôi nhà, hoặc nhìn chung bạn là một người vô trách nhiệm và tất cả đều cho thấy nguy cơ bạn nộp đơn yêu cầu bồi thường là cao hơn bình thường.

Một số nhà tuyển dụng cũng kiểm tra điểm tín dụng khi xem xét ứng viên, và một khi đã quan tâm đến điểm tín dụng của bạn, họ sẽ chẳng ngại ngần gạt bạn sang một bên nếu điểm tín dụng thấp. Nếu có ý định mua nhà thì điểm tín dụng đặc biệt quan trọng, vì nó sẽ xác định mức lãi suất thế chấp của bạn, hay thậm chí quyết định tính hợp lệ của bạn khi vay thế chấp.

6. THÓI QUEN TÀI CHÍNH XẤU CÓ THỂ TỔN HẠI CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA BẠN

Tiền bạc có lẽ là một trong những lý do chính dẫn đến đổ vỡ của các cặp đôi hoặc xung đột trong gia đình. Đặc biệt trong cảnh nghèo túng, nó có thể là một chủ đề cực kỳ nhạy cảm. Do đó, bạn nên lập ngân sách chi tiêu cho gia đình cũng như cho những mối quan hệ quan trọng khác.

7. DÙNG THẺ TÍN DỤNG CÓ THỂ DẪN ĐẾN CHI TIÊU QUÁ ĐÀ

Khi dùng thẻ tín dụng, một số người có xu hướng vung tay quá trán, hoặc mua nhiều đồ hơn hoặc mua các món đồ đắt tiền hơn. Khi mua một máy tính xách tay trị giá 1.000 đô bằng thẻ, mọi chuyện thật dễ dàng nhưng nếu trả bằng tiền mặt, bạn có thể cảm nhận được cảm giác tiền không cánh mà bay. Hành động này không chỉ giúp bạn hiểu rõ giá trị thực sự của chiếc máy tính mà còn cho bạn biết tình trạng nhẹ bỗng của chiếc ví sau khi thanh toán.

8. TRONG TRƯỜNG HỢP XẤU NHẤT, THÓI QUEN DÙNG THẺ MUA HÀNG CÓ THỂ DẪN ĐẾN PHÁ SẢN

9 LÝ DO ĐỂ NÓI KHÔNG VỚI THẺ TÍN DỤNG

Nếu chi tiêu phóng khoáng mà không có kế hoạch trả nợ thẻ, hoặc nếu kế hoạch sụp đổ vì bạn bị mất việc làm, hoặc phải trả hóa đơn bệnh viện không hề nhỏ, bạn sẽ rơi vào tình cảnh vô vọng trong nợ nần. Tuyên bố phá sản sẽ như một “vết sẹo” trong lịch sử tín dụng của bạn trong 10 năm, và ngay cả khi nó mất đi, bạn vẫn sẽ lại phải nâng dần điểm tín dụng. Hãy nhớ: phòng bệnh hơn chữa bệnh.

9. KHÔNG DÙNG THẺ CÓ THỂ MANG LẠI SỰ AN TÂM

Nếu không nợ tiền ai, bạn sẽ không phải lo lắng về phí trả chậm, lãi suất, lệ phí hàng năm v.v… Cách tốt nhất để tặng cho mình một cái gì đó tốt đẹp là tiết kiệm để mua nó và mua nó khi bạn thực sự có đủ khả năng chi trả. Sự thanh thản khi không dùng đến tín dụng để mua hàng sẽ giống món quà thứ hai vậy.

LỜI KẾT

Hãy nhớ rằng, không dùng tín dụng cho mua sắm không có nghĩa là bạn không được phép trả bằng thẻ tín dụng mà chỉ là bạn cần phải trả nợ đầy đủ trong vòng một tháng. Sự tiện lợi, bảo mật và số tiền hoàn lại thực sự là những ưu điểm của thẻ tín dụng nếu chúng được dùng một cách khôn ngoan.

Sự thật là nếu nằm ngoài khả năng mà vẫn dùng thẻ mua sắm, bạn đang tặng cho mình một món quà trong ngắn hạn nhưng cái bạn nhận được trong dài hạn là những cơn đau đầu triền miền vì phải nghĩ cách xoay sở trả nợ.

Theo SAGA.VN

 

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề