fbpx

95% sai lầm trên thị trường xuất phát từ sợ hãi và ‘bí kíp’ giữ kỉ luật giao dịch của Mark Douglas

Giống như luyện một bộ bí kíp võ công, chỉ luyện chiêu thức thôi là chưa đủ mà người học võ cũng cần phải luyện được nội công thâm hậu, như vậy mới phát huy được hết sức mạnh. Trên thị trường chứng khoán cũng vậy, tìm được phương pháp đầu tư hiệu quả chỉ là điều kiện cần, trong khi thái độ và kỷ luật mới là điều kiện đủ để có thể giao dịch thành công.

95% sai lầm trên thị trường xuất phát từ sợ hãi và 'bí kíp' giữ kỉ luật giao dịch của Mark DouglasTâm lý giao dịch là thứ quan trọng nhất trong đầu tư

Trong đầu tư, việc giao dịch bằng phương pháp cơ bản hay kỹ thuật không quan trọng, mà quan trọng nhất là tâm lý khi giao dịch. Mark Douglas là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Trading in The Zone” cho rằng 95% các sai lầm trong giao dịch xuất phát từ tâm lý sợ hãi của nhà đầu tư. Đó là sợ bị sai, sợ mất tiền, sợ bỏ lỡ cơ hội.

Mỗi nhà đầu tư trên thị trường đều có phương pháp riêng phù hợp với chính mình, tuy nhiên đôi khi không thể tận dụng được hiệu quả do bị ảnh hưởng bởi các rào cản tâm lý. Những nhà giao dịch giỏi hiểu rằng rủi ro là một phần của các giao dịch, và việc chấp nhận những rủi ro đó giúp họ có tâm lý tốt hơn để tránh các lỗi do cảm xúc chi phối.

Khi đã đạt được một trạng thái tâm lý ổn định và thực sự chấp nhận rủi ro, nhà đầu tư sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài và tin tưởng vào các giao dịch của chính mình. Từ đó, thành viên giao dịch trên thị trường chứng khoán có thể hạn chế các quyết định sai lầm.

Giống như luyện một bộ bí kíp võ công, chỉ luyện chiêu thức thôi là chưa đủ mà người học võ cũng cần phải luyện được nội công thâm hậu, như vậy mới phát huy được hết sức mạnh. Trên thị trường chứng khoán cũng vậy, tìm được phương pháp đầu tư hiệu quả chỉ là điều kiện cần, trong khi thái độ và kỷ luật mới là điều kiện đủ để có thể giao dịch thành công.

Ba bước để tạo nên những giao dịch có kỷ luật của Mark Doughlas

Theo Mark Doughlas, có ba bước cơ bản để rèn luyện tâm lý giao dịch, kiểm soát cảm xúc và tạo nên những giao dịch có kỷ luật.

Bước thứ nhất: Xác định mức rủi ro trước khi tham gia một giao dịch. Nhà đầu tư luôn cần phải xác định trước mức độ rủi ro của mỗi giao dịch và mức độ chấp nhận rủi ro của giao dịch đó. Nếu thấy mức rủi ro quá cao mà không thể chấp nhận, nhà đầu tư hãy bỏ giao dịch đó, như vậy khả năng ‘mất tiền’ trong tình huống này đã giảm đi đáng kể.

Bước thứ hai: Cắt giảm thiệt hại với giao dịch thua lỗ mà không do dự. Khi mua cổ phiếu mà cổ phiếu đó xuống mức cắt lỗ cần thiết (thường là 7-10%), nhà đầu tư hãy nghĩ đến chuyện ‘mạnh tay’ cắt lỗ. Đừng quan tâm là liệu có “cắt lỗ đúng đáy” hay không. Trong nhiều trường hợp sẽ xảy ra việc cắt lỗ xong thì cổ phiếu tăng, tuy nhiên việc cắt lỗ sẽ hạn chế khả năng mất tiền với những cổ phiếu giảm sâu hay mất thanh khoản.

Nếu nhà đầu tư nắm giữ một cổ phiếu đang giảm sâu thì rất khó quay lại điểm hòa vốn. Đơn cử, một cổ phiếu giảm 50% thì sau đó phải tăng lại 100% mới có thể hòa vốn, điều này thật không hề đơn giản. Trong khi đó, việc cắt lỗ có thể giúp nhà đầu chuyển sang những cơ hội đầu tư khác tốt hơn.

Cổ phiếu VHM là minh chứng cho thấy kể cả các cổ phiếu lớn (vốn được coi là an toàn hơn) cũng có thể khiến nhà đầu tư thua lỗ nặng nếu không tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ.

Nhà đầu tư cần biết: 95% sai lầm trên thị trường xuất phát từ sợ hãi và bí kíp giữ kỉ luật giao dịch của Mark Douglas - Ảnh 2.

Ví dụ về giao dịch cổ phiếu VHM.

Trong khoảng thời gian từ tháng 6/2018 đến 11/2018, cổ phiếu VHM có đợt giảm giá sâu từ mức 96.000 đồng/cp xuống còn 60.000 đồng/cp. Giả sử, nhà đầu tư mua VHM tại vùng giá trung bình khoảng 86.000đ – 88.000đ/cp, nếu ngưỡng cắt lỗ là 7% thì giá cắt lỗ sẽ là 81.000 đồng, thậm chí nếu nới rộng ngưỡng cắt lỗ lên 10% thì khi giá cổ phiếu giảm xuống 78.000 đồng. Nếu NĐT do dự không cắt lỗ khoản đầu tư này, cổ phiếu này tiếp tục ‘lao dốc’, có thể thiệt hại lớn hơn. Cụ thể, nếu tính ở vùng giá đáy, mức lỗ đã lên đến 33%.

Do vậy, việc quản trị rủi ro và mạnh tay cắt lỗ nếu sai là rất cần thiết mỗi khi ra quyết định đầu tư.

Bước thứ 3: Sử dụng một kế hoạch quản lý tiền có hệ thống. Nhà đầu tư cần phải có kết hoạch cân đối giữa tiền và cổ phiếu trong tài khoản giao dịch, không nên quá vội vàng mua hết tài khoản hay dùng đòn bẩy (margin) (full margin). Bởi vì việc “full margin” giống con dao hai lưỡi. Nếu giá cổ phiếu giảm, tài khoản của nhà đầu tư sẽ bị bào mòn rất nhanh, thậm chí là bị gọi ký quỹ (call margin) hay bán giải chấp. 

Ngược lại, nếu xuất hiện một cơ hội đầu tư khác sẽ không còn sức mua. Khi đó, việc cân nhắc giữ lại cổ phiếu trong danh mục hay bán, hoặc bán đi mã chứng khoán nào có thể khiến nhà đầu tư bối rối, dẫn đến quyết định sai lầm nếu bán đi cổ phiếu tốt và giữ lại cổ phiếu đang giảm giá.

Do đó, để trở thành một nhà đầu tư chuyên nghiệp và có thể kiếm tiền đều đặn thì việc chấp nhận lệnh thua là điều tất yếu, quan trọng là loại bỏ nỗi sợ hãi, hưng phấn và giữ vững kỷ luật trong quá trình giao dịch. Từ đó có thể kiếm được lợi nhuận bền vững trên thị trường.

Nguồn: Kinh tế và tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách

Trí tuệ tỷ đô của các bậc thầy đầu tư

Suy nghĩ vượt lên trên đám đông để trở thành

kẻ chiến thắng trong đầu tư

Bộ sách Trí tuệ tỷ đô của các bậc thầy đầu tư

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề