fbpx

Những thương vụ thâu tóm khủng của khối ngoại tại Việt Nam

Những thương vụ thâu tóm khủng của khối ngoại tại Việt Nam:  Năm 2017, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn ngoại, trong đó nổi bật nhất với kênh đầu tư góp vốn doanh nghiệp và hoạt động M&A. Giá trị M&A của Việt Nam đạt kỷ lục 10,16 tỷ USD với hơn 20 giao dịch lớn trên 100 triệu USD.

Cơ hội cho đầu tư góp vốn và M&A tại Việt Nam một phần đến từ hoạt động thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, một quá trình đang được đẩy nhanh trong 1 năm trở lại đây.
Những thương vụ thâu tóm khủng của khối ngoại tại Việt Nam
Những thương vụ tỷ đô tại Việt Nam đều có sự hiện diện của những tập đoàn nước ngoài lớn tham gia vào các đợt bán vốn của các doanh nghiệp lớn. 5 thương vụ tiêu biểu nhất có thể kể tới gồm JC&C- Vinamilk, ThaiBev-Sabeco, Shinhan-ANZ, CJ-Gemadept và FPT – Synex.
 

1. Thương vụ thâu tóm: JC&C gom 10% vốn Vinamilk

Năm 2017, tại CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM, Vinamilk), SCIC tiếp tục triển khai thoái 3,33% vốn.
Và Platium Victory Pte. Ltd, quỹ đầu tư thuộc sở hữu 100% của Jardine Cycle & Carriage – đơn vị thành viên của Tập đoàn châu Á khổng lồ Jardine Matheson đã bỏ ra gần 9.000 tỷ đồng để mua lượng cổ phần trên.
Ngay sau đó, tập đoàn này cũng liên tục mua vào cổ phiếu Vinamilk ngoài thị trường và nâng sở hữu lên 10% vốn, trở thành cổ đông ngoại lớn thứ 2 tại Vinamilk sau Fraser &Neave (nắm 18,7% vốn) tạo thế đối trọng trong cuộc đua danh quyền kiểm soát doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam.
Vinamilk là một doanh nghiệp hấp dẫn không chỉ vì giá cả, tăng trưởng lợi nhuận, chất lượng quản lý và quản trị doanh nghiệp mà còn nhờ tiềm năng thị trường. Theo đánh giá của Mark Mobius, tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ là 16 lít/năm thấp hơn rất nhiều so với mức 100 lít ở Mỹ và 30 lít ở Trung Quốc.

2. Thương vụ thâu tóm: ThaiBev chi 4,9 tỷ USD mua hơn 53% vốn Sabeco

Trong đợt thoái vốn của Bộ Công Thương tại Sabeco, ThaiBev- công ty của ông trùm Charoen Sirivadhanabhakdi, thông qua Vietnam Beverage đã mua 343,6 triệu cp Sabeco với giá 320.000 đồng/cp. Tổng số tiền Thaibev bỏ ra để có hơn 53% vốn của doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam khoangr4,89 tỷ USD.
ThaiBev cũng là đơn vị sở hữu Fraser &Neave qua đó gián tiếp nắm 18,7% vốn Vinamilk. Việc thâu tóm Sabeco giúp công ty của tỷ phú Thái phát triển thị trường Việt Nam thông qua hệ thống bán lẻ và kênh phân phối chiếm giữ 40% thị phần.
Bên cạnh Thaibev, một cổ đông cá nhân, Ngô Vinh Hiển, đã tham gia đăng ký mua 20.000 cp SAB với giá 320.500 đồng/cp. Tuy nhiên, cá nhân này sau đó đã bỏ cọc và không tham gia nộp tiền mua cổ phần SAB.
Sau khi bán, sở hữu nhà nước ở Sabeco đã giảm xuống còn 36%.

3. Thương vụ thâu tóm: CJ chi 85 triệu USD mua công ty con của Gemadept

Tập đoàn CJ của Hàn Quốc tuyên bố sẽ giải ngân 500 triệu USD đầu tư vào Việt Nam trong năm 2017, nhằm đầu tư vào 2 doanh nghiệp thuộc Gemadept, doanh nghiệp logistic lớn nhất Việt Nam.
Tập đoàn này đã mua 50,9% cổ phần của Gemadept Logistics Holding và Gemadept Shipping Holding với tổng trị giá 85 triệu USD.
CJ không phải là người duy nhất theo đuổi thương vụ này, vì Taekwang Industrial đã ký thỏa thuận sơ bộ để mua lại cổ phần của Gemadept sở hữu bởi Tập đoàn Đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, thỏa thuận đã không thành công do không phù hợp về giá cả.
Với việc mua lại 2 công ty con trong lĩnh vực logistic, CJ đã bổ sung một ngành mới trong bản đồ M&A của tập đoàn, bên cạnh ngành chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc và giải trí.

4. Thương vụ thâu tóm: Synnex mua 49% vốn FPT Trading

FPT đã tiến hành bán cổ phần tại FPT Trading trong lộ trình tái cấu trúc công ty nhằm tập trung phát triển mảng kinh doanh cốt lõi.
Năm 2017, FPT đã bán 49% vốn FPT Trading cho Tập đoàn công nghệ Đài Loan Synnex với giá 38 triệu USD.
Cùng với việc bán vốn FPT Trading, FPT cũng đã bán 35% cổ phần của FPT Digital Retail cho các nhà đầu tư ngoại như VinaCapital và Dragon Capital- đơn vị hiện nắm khoảng 30% vốn.
Giá trị của thương vụ không được tiết lộ, tuy nhiên VinaCapital cho biết họ đã đầu tư 11 triệu USD.
Kế hoạch rút khỏi FPT Trading và FPT Digital Retail đã được khởi động từ năm 2015, FPT cho biết số tiền thu từ việc thoái vốn sẽ được sử dụng đầu tư vào lĩnh vực viễn thông.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hiện sở hữu hơn 50% vốn của FPT Telecom. FPT cho biết, công ty sẽ nâng sở hữu tại FPT Telecom để kiểm soát sau khi Chính phủ thoái vốn.

5. Thương vụ thâu tóm: Ngân hàng Shinhan mua lại toàn bộ hệ thống bán lẻ của ANZ

Dù không phải là doanh nghiệp Việt Nam tuy nhiên thương vụ chuyển giao hệ thống giữa ANZ và Shinhan cũng là thương vụ nổi bật trong năm qua.
Tháng 4/2017, ANZ công bố bán chuỗi hệ thống bán lẻ tại Việt Nam cho ngân hàng Shinhan của Hàn Quốc. Thương vụ bao gồm tất cả tám chi nhánh tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Giá trị của thương vụ không được tiết lộ, nhưng ANZ cho biết bộ phận bán lẻ đang có khối tài sản cho vay trị giá 320 triệu USD và khoản tiền gửi chuẩn A khoảng 800 triệu USD.
Cũng trong năm 2017, ngân hàng Commonwealth Bank của Australia đã bán chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh cho VIB, HSBC đang có dự định thoái vốn khỏi Techcombank, và Standard Charter cũng có ý định tương tự tại Ngân hàng Á Châu (ACB).
Nguồn: Lệ Hải 

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách Tinh hoa chứng khoán toàn tập

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề