Phương pháp chọn cổ phiếu hiệu quả, cổ nào ít rủi ro?
Nhà đầu tư trước khi chọn cổ phiếu thường biết rằng sẽ có rủi ro cổ phiếu điều chỉnh giảm. Đây là nỗi sợ lớn nhất của nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Nhưng phần thưởng tăng giá cũng thật sự xứng đáng khi đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư thành công thay vì né tránh rủi ro, sẽ lựa chọn các cổ phiếu có tỷ lệ rủi ro thấp hơn kỳ vọng lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để biết cổ phiếu có rủi ro hay không?
Định nghĩa rủi ro cổ phiếu.
Cổ phiếu là kênh đầu tư với tỷ suất sinh lợi tiềm năng hấp dẫn hơn lãi suất ngân hàng nên đây luôn là kênh phân bổ vốn thu hút nhiều sự quan tấm. Tuy nhiên, trong đầu tư luôn tồn tại “High risk, high return”, đầu tư cổ phiếu sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro hơn là lãi suất tiền gửi ngân hàng. Thậm chí, ở chính mỗi bản thân cổ phiếu cũng tiềm ẩn các rủi ro cao-thấp khác nhau.
Việc xác định khẩu vị rủi ro và lợi nhuận kì vọng trước khi đầu tư cực kì quan trọng để xác định một nhóm cổ phiếu phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các chỉ số để xem xét và đánh giá mức độ rủi ro của cổ phiếu.
Hệ số Beta: định mức rủi ro của từng cổ phiếu.
1. Hệ số Beta
Trong đó:
- Cov (cổ phiếu, thị trường): Hiệp phương sai tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu và thị trường.
- Var (thị trường): phương sai tỷ suất sinh lợi thị trường.
Giải thích:
COV – Covariance, còn được hiểu là mức tương quan biến động của cổ phiếu so với thị trường chung. Thị trường tăng 1, cổ phiếu tăng bao nhiêu tương ứng? Cov sẽ trả lời câu hỏi này.
VAR (thị trường) – Variance: mức biến động của thị trường tính theo từng phiên. Thị trường ghi nhận tăng giảm mỗi ngày. Khi tăng thì bao nhiêu %, khi giảm thì bao nhiêu %. VAR sẽ trả lời đến yếu tố này.
Theo đó, Beta sẽ tính mức rủi ro nhà đầu tư chịu đựng khi mua một cổ phiếu nào đó. Mức beta cao, thì rủi ro cao nhưng lợi nhuận cũng cao (so sánh với thị trường chung). Thị trường chung có thể hiểu là chỉ số VNINDEX hoặc VN30 tùy hệ tham chiếu.
* Tính hệ số Beta toàn danh mục = trung bình cộng beta theo tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu thành phần
Hệ số beta là thước đo rủi ro hệ thống của một cổ phiếu hay toàn bô danh mục, thể hiện mức độ tương quan của biến động cổ phiếu hay danh mục so với biến động thị trường (VN index):
- Beta > 1: Mức độ biến động cổ phiếu/danh mục lớn hơn biến động VN index. Cụ thể, tốc độ tăng giá/giảm giá của cổ phiếu lớn hơn chỉ số. Đây được xếp là nhóm có độ rủi ro cao vì mức độ biến động lớn. Ví dụ: Beta của cổ phiếu SSI là 1.08, tức là thị trường tăng 1%, SSI kỳ vọng sẽ tăng 1.08%. Nhưng nếu thị trường giảm 1%, thì SSI giảm là 1.08%.
- Beta <1: Mức độ biến động giá của cổ phiếu/danh mục nhỏ hơn độ biến động chỉ số VN index, mức độ tăng giá/giảm giá nhỏ hơn chỉ số. Đây là nhóm có độ rủi ro thấp hơn.
- Beta = 1: Mức độ biến động giá của cổ phiếu/danh mục bằng với độ biến động của Vn index.
Với nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, có thể chọn các cổ phiếu có Beta lớn, phần thưởng đi kèm là lợi nhuận kì vọng lớn khi thị trường tăng điểm. Ngược lại, cổ phiếu có Beta thấp có độ ổn định cao hơn, mức độ biến động thấp hơn.
Kinh nghiệm chọn cổ phiếu với Beta: liên quan đến mục đích đầu tư.
Chiến lược chọn cổ phiếu đầu tư theo giá trị, nhận cổ tức hàng năm: Beta nên thấp.
Chiến lược chọn cổ phiếu ưu tiên tăng trưởng bùng nổ theo đà và ngắn hạn: nên chọn Beta cao.
2. Chỉ số Sharp ratio
Không phải cổ phiếu hay danh mục cổ phiếu có mức độ rủi ro cao là xấu và nhất thiết bỏ qua. Cần xem xét mối tương quan lợi nhuận và rủi ro để thấy bức tranh rõ ràng hơn. Cổ phiếu (danh mục cổ phiếu) có độ rủi ro cao nhưng cũng đem lại lợi nhuận lớn cũng là một hình thức đầu tư tiềm năng. Đây là chiến lược đầu tư phù hợp với nhà đầu tư mạo hiểm. Chỉ số SR sẽ đo lường khả năng sinh lời trên một đơn vị rủi ro đầu tư để nhà đầu tư dễ dàng so sánh với các cổ phiếu khác khi lựa chọn đầu tư.
Rp: Tỷ suất lợi nhuận danh mục đầu tư
Rf: Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro (lãi suất trái phiếu chính phủ)
Var (p): Độ lệch chuẩn của cổ phiếu (hoặc danh mục)
Chỉ số này cho nhà đầu tư biết được lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị rủi ro chấp nhận. SR càng cao càng tốt, hàm ý phần bù lợi nhuận cho mỗi đơn vị rủi ro là cao hơn. Như vậy, cổ phiếu (hoặc danh mục) có mức độ rủi ro cao, nhưng đi kèm là lợi nhuận tiềm năng hấp dẫn (SR cao) cũng là phương án đầu tư phù hợp với nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao.
Ví dụ: cổ phiếu HPG có chỉ số SP là 1.2, so với cổ phiếu HSG có chỉ số SP là 1.1. Thì chúng ta có thể ưu tiên chọn cổ phiếu HPG, vì so ra chúng ta phải chịu rủi ro thấp hơn cho mỗi đồng lãi kiếm được từ cổ phiếu này, so với cổ đối thủ cạnh tranh là HSG.
Kết luận: Trong đầu tư luôn có rủi ro đi kèm. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn. Việc xác định khẩu vị rủi ro và mức đền bù lợi nhuận trên một đơn vị rủi ro là cần thiết trước khi đầu tư. Việc này cung cấp thông tin cho nhà đầu tư biết liệu lợi nhuận đi kèm có xứng đáng với mức độ chấp nhận rủi ro hay không. Về lâu dài, đây chính là chìa khóa thành công cho nhà đầu tư chứng khoán khi luôn biết đong đếm mức rủi ro và lợi nhuận mỗi cổ phiếu mình lựa chọn.
Nguồn: finashark
Có thể bạn quan tâm