Những lần ‘thiên nga đen’ xuất hiện và biến động bất thường của thị trường chứng khoán Mỹ
Thuật ngữ thiên nga đen trong lĩnh vực tài chính được giáo sư Nassim Nicholas Taleb sử dụng lần đầu tiên và phổ biến qua cuốn sách “Thiên nga đen: Xác suất cực nhỏ, tác động cực lớn”.
Theo Taleb, các sự kiện được coi là thiên nga đen có đặc điểm là hầu như không thể dự báo trước và tác động cực kỳ sâu rộng.
Vì vậy, tất cả mọi người nên chuẩn bị sẵn sàng cho khả năng xảy ra các sự kiện thiên nga đen và lên kế hoạch ứng phó trước.
(Ngày 15/9/2008 khi ngân hàng Lehman Brothers nộp đơn phá sản, S&P 500 “chỉ” giảm 4,7%)
Taleb cho rằng một sự kiện được coi là thiên nga đen hay không tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Chẳng hạn, vụ khủng bố 11/9/2001 là thiên nga đen đối với dân thường Mỹ nhưng hoàn toàn không phải thiên nga đen đối với những kẻ khủng bố (vì những kẻ này đã biết trước sự việc sẽ xảy ra).
Hay việc một con gà tây bị hạ bởi một bác thợ săn là sự kiện thiên nga đen đối với con gà tây nhưng không phải là thiên nga đen đối với bác thợ săn. Vì vậy, mục tiêu của con người là đừng để mình trở thành con gà tây bằng cách xác định các vùng nguy hiểm và “biến những con thiên nga đen thành trắng”.
Đối với thị trường chứng khoán, một sự kiện thiên nga đen có thể là những gì diễn ra trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản hoặc các yếu tố chính trị, quân sự, khủng bố …
Dưới đây là những phiên giảm điểm mạnh nhất của chỉ số S&P 500 trong giai đoạn 1939-2017 gắn liền với các sự kiện địa chính trị nổi bật. Ngày giảm điểm ít nhất trong số này là 23/6/2016 – ngày diễn ra cuộc bỏ phiếu Brexit (nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu – EU), chỉ số S&P giảm 5,6%.
Ngày mà thị trường giảm mạnh nhất là 9/5/1940 khi Đức Quốc xã thôn tính nước Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ số S&P 500 mất 25,8% giá trị trong phiên này.
Nguồn: Vietnambiz
Có thể bạn quan tâm
Bộ sách
Trí tuệ tỷ đô của các bậc thầy đầu tư
Suy nghĩ vượt lên trên đám đông để trở thành
kẻ chiến thắng trong đầu tư