fbpx

Bóc Tách “Khuôn Khổ Dhandho” – Phần 5: Khi người bắt chước thành công hơn kẻ tiên phong

Có những sự thành công không xuất phát từ việc thủ công ý tưởng, có những thương nhân và nhà đầu tư thành công thông qua việc bắt chước và cải thiện ý tưởng của người khác.

Người Patel đã dựa trên ý tưởng nguyên bản để mở rộng nâng cấp và mở rộng quy mô kinh doanh của mình

NHÓM NGƯỜI PATEL ĐẦU TIÊN TÌM RA GIÁ TRỊ KINH TẾ tuyệt vời trong lĩnh vực sở hữu nhà nghỉ ở Hoa Kỳ. Họ là những người tiên phong. Hàng nghìn người Patel chỉ đi sao chép mô hình chứ không hề đổi mới; họ đơn giản là nâng tầm một ý tưởng đã được chứng minh và nhân rộng nó. Người Nam Á giàu nhất ở miền Nam California là ông B.U. Patel, một người ít nói và khiêm nhường. Vào năm 1976, ông B.U. bắt đầu từ việc mua nhà nghỉ Dunes Motel rất khiêm tốn với chỉ 20 phòng ở Anaheim, California – ngay phía ngoài Disneyland. Ngày nay, B.U. sở hữu 15 khách sạn lớn (bao gồm khách sạn Anaheim Marriott với 1.033 phòng và Hilton Checkers ở Los Angeles) và thêm 9 khách sạn nữa đang thi công.

Khi thành công của B.U. Patel bắt đầu chớm nở với hoạt động nhà nghỉ của mình ở miền Nam California cách đây 30 năm, rất nhiều người Patel khác cũng tiếp cận mô hình khá đơn giản nhưng mạnh mẽ như ông đang thực hiện. Họ có thể áp dụng mô hình đó tương đối dễ dàng ở bất kỳ 49 tiểu bang khác. Thậm chí họ có thể áp dụng nó ở vị trí chỉ cách nhà nghỉ B.U. năm dặm mà không phải cạnh tranh trực diện với B.U.

Các Patel bắt chước này đã làm việc rất chăm chỉ, nhưng họ thực thi trên mô hình kinh doanh đã được chứng minh và hầu như không có rủi ro nào. Bằng chứng về sức mạnh của mô hình kinh doanh nằm ở các con số. Từ xuất phát điểm là người tị nạn, gần như không có đồng vốn nào, người đàn ông mang họ Patel ngày nay đã sở hữu 1/5 lượng nhà nghỉ ở Hoa Kỳ. Thống kê không bao gồm những người như Manilal Chaudhuri, ông không phải người Patel mà đến từ Gujarat, Ấn Độ. Ông cũng quan sát mô hình kinh doanh kỹ lưỡng rồi sau đó nâng tầm và nhân rộng theo quy mô. Đổi mới kèm theo rủi ro, nhưng đầu tư vào những doanh nghiệp đơn thuần sao chép tốt và chấp nhận đổi mới từ nơi khác sẽ thống trị thế giới.

Mohnish Pabrai cũng thừa nhận việc học hỏi và dựa trên cách tư duy của Warren Buffett để xây dựng quỹ đầu tư của ông

 Bóc Tách “Khuôn Khổ Dhandho” - Phần 5: Khi người bắt chước thành công hơn kẻ tiên phong

Đầu tiên, công ty hợp danh của Buffett có cơ cấu tính phí rất khác thường. Ông không tính phí quản lý cho các thành viên của mình, mà chỉ tính phí thực hiện (performance fee) thôi. Các nhà đầu tư không phải trả phí trừ phi ông Buffett kiếm được ít nhất 6% một năm. Trên con số đó, ông sẽ lấy 25% và phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư. Nếu quỹ tăng 10% mỗi năm, ông Buffet được trả 1%. Nếu quỹ tăng 30%, ông nhận được 6% tài sản. Bất giác, Mohnish Pabrai nhận ra cấu trúc của Buffett quả là công tâm so với số còn lại trong ngành. 

Hầu như tất cả các quỹ tương hỗ không thu phí hoa hồng (no-load mutual fund) đều tính phí từ 1% đến 2% tài sản hàng năm, dù lời hay lỗ. Hầu hết các quỹ phòng hộ (hedge fund) đều tính phí quản lý dao động từ 1% đến 2% cộng thêm 20% lợi nhuận kiếm được. Nếu lấy đi 2 và 20 (2% phí quản lý; 20% của lợi nhuận) trên 10% lợi nhuận trước khi tính phí thì cơ bản sau khi trừ phí, các nhà đầu tư sẽ chỉ nhận về 6,4%.

Mohnish Pabrai coi cơ cấu phí của Buffett là một lợi thế cạnh tranh bền vững. Quỹ đầu tư Fidelity Investments không thể nào không tính phí nếu lợi nhuận dưới mức 6% một năm mà không đặt sự tồn tại của họ vào rủi ro được – quá nhiều cơ sở hạ tầng và nhân viên cần được trả lương. Kẻ sao chép trong ông nhủ rằng nếu bằng cách nào đó ông có thể thành lập một quỹ với cấu trúc phí như của Buffet, hai điều sau có khả năng đúng. 

Đầu tiên, nó phải rất hấp dẫn đối với một số lượng lớn quỹ đầu tư tương hỗ và quỹ đầu tư phòng hộ do tính kinh tế siêu việt. Thứ hai, nó không phải cấu trúc phí mà hầu hết các quỹ tương hỗ và quỹ phòng hộ có thể áp dụng – ngay cả khi họ nhận ra lợi thế cạnh tranh nó mang lại. Sở hữu con hào sao cho đối thủ cạnh tranh của bạn có thể dòm ngó giữa ban ngày nhưng không bao giờ vượt qua, chỉ là điều không tưởng và hiếm khi làm được. Vì vậy, Mohnish Pabrai đành xấu hổ sao chép cấu trúc phí của Buffett. Đã hơn bảy năm kể từ khi bắt đầu Quỹ Pabrai, con hào vẫn nguyên vẹn..

Nếu bạn nghiên cứu kỹ các doanh nghiệp thành công nhất ngoài kia, bạn sẽ nhận thấy phần

lớn được nâng tầm và phát triển theo quy mô bởi những nhà quản lý tuyệt vời với những ý tưởng gốc có thể không thuộc về họ. 

Khi tìm kiếm các khoản đầu tư ở thị trường vốn đại chúng, đừng ngại bỏ qua những kẻ tiên phong đổi mới. Hãy luôn tìm kiếm các doanh nghiệp do những người chứng minh được khả năng liên tục nâng cấp và phát triển theo quy mô điều hành.

 

Nguồn: Trích từ sách “Nghệ thuật đầu tư Dhandho – The Dhandho Investor” – Mohnish Pabrai 

Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao
)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề