Câu hỏi khiến bao NĐT thao thức: Khi nào mua, khi nào bán?
Khi nào tôi mua? Khi nào tôi bán? Đây là những câu hỏi khiến nhà đầu tư và nhà giao dịch thao thức hằng đêm. Tuy nhiên, chẳng có lý do gì mà việc mua bán lại phải nhọc công tốn sức như thế. Lúc nào cũng nghĩ về thời điểm mua bán khiến bạn tập trung khoảng thời gian có hạn của mình vào những thứ vốn dĩ không thể kiểm soát.
Câu hỏi khiến bao NĐT thao thức: Khi nào mua, khi nào bán?
Khi nào mua?
Ví dụ, Apple giao dịch trong vùng 100 đến 120 trong 6 tháng. Bất ngờ Apple nhảy vọt, tạo điểm bứt phá lên mức giá 130. Kiểu chuyển động đi lên từ vùng giá đi ngang là yếu tố kích hoạt điểm mở vị thế cho chiến lược giao dịch theo xu hướng. Họ nghĩ, “Tôi không biết liệu Apple có tiếp tục đi lên không, nhưng nó đã đi ngang trong một thời gian và đột nhiên, giá tăng vọt lên 130. Tôi không tham gia trò chơi này để tìm mua món hời hoặc những hàng rẻ. Tôi tham gia trò chơi để đi theo xu hướng, và xu hướng đang đi lên”.
Một nhà giao dịch theo xu hướng từng chỉ ra sự đơn giản: “Hệ thống của chúng tôi được thiết kế để gửi tín hiệu mua hoặc bán chỉ khi xu hướng rõ ràng phát triển. Theo định nghĩa, chúng tôi không bao giờ vào ở lúc bắt đầu xu hướng hoặc thoát ra ở đỉnh”. Nếu mục tiêu của bạn là cưỡi trên xu hướng bắt đầu từ 50 và lên đến 100, việc bạn tham gia ở 52, 60 hoặc 70 cũng không thành vấn đề. Ngay cả khi bạn vào ở giá 70 và xu hướng tăng lên 100, bạn vẫn kiếm được rất nhiều lợi nhuận. Giờ nếu bạn vào giá 52 (và tôi không rõ bạn nghĩ bạn dự đoán được đáy ra sao) bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn so với khi bạn vào giá 70. Có rất nhiều nhà giao dịch ngoài kia nghĩ, “Ồ, tôi không vào giá 52 vì vậy tôi sẽ không vào ngay cả khi tôi có cơ hội vào giá 70”.
Richard Dennis đánh thẳng vào suy nghĩ này: “Bất cứ khi nào giá tăng một mức vừa phải – ví dụ như một ngày đóng cửa tăng giá đẹp – sau khi bạn vừa vào vị thế, bạn nên bổ sung vị thế đó. Tôi không đợi giá thoái lui đâu. Mọi người thích mua khi giá tăng mạnh rồi thoái lui.
Tôi không thấy lý do nào trong số liệu thống kê cho điều đó. Khi giá đậu ở mức 8.00 đô la và tăng lên 9.00 đô la, nếu chọn mua với giá 9.00 đô la hoặc mua nếu giá chỉnh xuống 8.80 đô la, thà tôi mua chúng ở mức 9.00 đô la còn hơn. Giá có thể không bao giờ chỉnh về 8.80 đô la. Số liệu thống kê cho thấy bạn kiếm được nhiều tiền hơn khi mua mà không đợi giá chỉnh”.
Dù mọi người đã quen với cách giao dịch theo xu hướng của Dennis với, họ vẫn chăm chăm canh giá chỉnh khi mở vị thế – rõ là dồn năng lượng và tập trung vào sai chỗ. Seykota nghiêm nghị, “Mở vị thế là mối bận tâm lớn trước khi nó xảy ra, nhưng sau đó nó chỉ là mối bận tâm nhỏ”.
Khi nào bán?
Ý ông là sau khi bạn tham gia giao dịch, giá vào vị thế không quan trọng. Bạn không biết thị trường sẽ lên cao hay không. Bạn nên quan tâm đến việc bảo vệ tài khoản trước sự sụt giảm trong trường hợp thị trường chống lại bạn, chứ đừng quá băn khoăn về việc vào vị thế một cách hoàn hảo. Suy cho cùng, các giao dịch theo xu hướng có thể tồn tại trong các khung thời gian dài: “Vị thế giữ trong hai đến bốn tháng không phải là điều bất thường, một số vị thế còn được giữ hơn một năm. Trong lịch sử, chỉ có 30 – 40% giao dịch là có lãi”.
Tôi chợt nhớ lại những lời phát biểu của cầu thủ bóng chày vĩ đại Ted Williams: “Tôi đã nói cả nghìn lần, đánh bóng chày là điều khó nhất trong thể thao. Nếu Joe Montana hoặc Dan Marino chỉ chuyền được 3 trong 10 đường chuyền, họ sẽ phải nghỉ thi đấu. Nếu Larry Bird hoặc Magic Johnson chỉ ghi bàn vào rổ 3 trong số 10 cú, huấn luyện viên sẽ giật quả bóng khỏi tay họ và làm gì còn được ở trên sân”.
Làm thế nào để kiếm lợi nhuận khi tỷ lệ thành công chỉ có 40%? Công ty giao dịch theo xu hướng Campbell & Company rất rõ ràng: “Giả sử ở mức 60%, bạn mất 1% vốn, nhưng với 40% giao dịch thắng, bạn kiếm được 2%. Trong một khoảng thời gian dài, như một năm hoặc hơn, con số này sẽ cho tỷ lệ lợi nhuận 20% trên chương trình được đa dạng hóa rộng”.
Vai trò của chỉ báo kỹ thuật
Các quy tắc mở vị thế và đóng vị thế trong giao dịch theo xu hướng được quyết định bởi các chỉ báo kỹ thuật. Chỉ báo kỹ thuật cho chiến lược giao dịch theo xu hướng là hành động giá (điểm phá vỡ, đường trung bình động,…). Tuy nhiên, nhiều người vẫn đâm đầu vào sử dụng hàng trăm chỉ số hứa hẹn sẽ cho họ dự đoán về giá. Họ tranh luận không ngừng cái nào tốt hơn, bởi họ luôn cho rằng phải có cái gì đó tốt hơn. Và họ luôn hét vào mặt tôi rằng tôi đã không cho họ bí quyết.
Tuy nhiên, các chỉ báo kỹ thuật chỉ là những thành phần nhỏ của hệ thống giao dịch tổng thể. Chúng là công cụ cần thiết trong bộ công cụ giao dịch, nhưng không phải tất cả. Một chỉ báo kỹ thuật có thể chiếm 10% thành công của giao dịch. Khi nhà giao dịch phát biểu, “Tôi thử chỉ báo X và thấy nó vô giá trị” hoặc “Tôi thử chỉ báo Y và thấy nó hữu ích”, điều đó chẳng có nghĩa lý gì. Những tuyên bố này ngụ ý chỉ báo chính là hệ thống giao dịch thực sự. Bản thân chỉ báo kỹ thuật là vô nghĩa. Điều đó có nghĩa những phát thanh viên mặc vest xuất hiện trên CNBC hàng tuần để nói về phân tích kỹ thuật là vô nghĩa? Phải.
Happy Live Team
Có thể bạn quan tâm: Trend Following
“Thánh kinh” giao dịch theo xu hướng – Làm chủ dòng chảy thị trường tài chính