Thực hành chiến lược Bollinger Bands – Trong phân tích cổ phiếu
Đối với một thị trường cạnh tranh khốc liệt như thị trường chứng khoán, nhà đầu tư phải bỏ rất nhiều thời gian để xây dựng nên một chiến lược đầu tư phù hợp. Đương nhiên, khi thực hiện hành động phải có định hướng rõ ràng, giảm thiểu rủi ro cũng như thu được nguồn lợi nhuận đáng kể. Vậy chiến lược đầu tư chứng khoán là gì? Các chiến lược đầu tư chứng khoán như thế nào là hiệu quả nhất? Dưới đây là chi tiết các chiến lược sử dụng Bollinger Bands hiệu quả trong phân tích cổ phiếu, cùng Happy Live tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng Bollinger nhé! Let’s go
3 Chiến lược giao dịch với Bollinger Bands
Bollinger Bounce – Bật lại từ dải băng
Bollinger Bounce đó là giá thường có xu hướng quay trở lại vùng trung tâm của dải băng. Đây là chiến lược giao dịch với việc bật lại từ dải băng lên hoặc dưới.
Thực tế, nguyên nhân của việc bật lại này đó là dải trên và dải dưới của Bollinger Bands đóng vai trò như những hỗ trợ và kháng cự động nên với chiến lược này sẽ có:
- Thực hiện bán ra khi giá chạm dải trên (Upper Band)
- Thực hiện mua vào khi giá chạm dải dưới (Lower Band)
- Chỉ báo Bollinger sử dụng hiệu quả khi thị trường đi ngang, tuy nhiên nguy hiểm khi thị trường có xu hướng mạnh mẽ.
VD:
Bollinger Squeeze – Dải băng co bóp
Chiến lược Bollinger Squeeze hay còn gọi là “Nút thắt cổ chai” – Đây được coi là cách giao dịch nổi tiếng khi sử dụng Bollinger Bands. Điểm mấu chốt của chiến lược giao dịch này đó là khi hai dải băng trên và dải băng dưới tiến sát vào nhau thì giá có dấu hiệu tích lũy, tín hiệu này cho thấy xu hướng tăng hoặc giảm chuẩn bị xuất hiện.
- Tìm điểm vào lệnh mua: Đó là khi giá Break out phá vỡ vùng nút thắt cổ chai đi lên.
- Tìm điểm lệnh bán: Đó là khi giá Break out phá vỡ vùng nút thắt cổ chai đi xuống.
+ Thực hiện lệnh như sau:
- Điểm vào lệnh: Thực hiện tại mức giá đóng cửa của cây nến Breakout khỏi vùng cổ chai.
- Điểm cắt lỗ: đó là bên dưới vùng nút thắt cổ chai trùng với vùng đáy hỗ trợ quan trọng và gần nhất (lệnh mua) và ngược lại, bên trên vùng đỉnh kháng cự với lệnh bán.
- Điểm chốt lời: Đó là tính theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của các nhà đầu tư đồng thời giá chạm dải băng trên (lệnh mua) và giá chạm dải băng dưới (lệnh bán).
Kết hợp Bollinger Bands với các chỉ báo RSI, MACD
Để tăng thêm độ chính xác trong quá trình phân tích đầu tư, nhà đầu tư nên có sự kết hợp chỉ báo Bollinger Bands với các chỉ báo khác cụ thể như: chỉ báo RSI, MACD hoặc các mô hình giá, nến đảo chiều,…
Kết hợp Bollinger Bands với chỉ báo RSI
Kết hợp giữa Bollinger với chỉ báo RSI đó là dựa trên tín hiệu phân kỳ của RSI để tìm kiếm các giao dịch đảo chiều. RSI là chỉ số sức mạnh tương quan và là một công cụ kỹ thuật dùng để đánh giá sức mạnh hoặc suy yếu của xu hướng chuyển động giá.
Đây không hẳn là một chiến lược hoàn hảo nhưng nếu bạn biết cách kết hợp Bollinger band với chỉ báo RSI thì việc xác định và tính toán điểm vào lệnh, thoát lệnh hợp lý sẽ trở nên vô cùng dễ dàng.
- Thực hiện bán ra nếu RSI nằm trên vùng 75, đỉnh của nến vượt ngoài hoặc chạm vào chạm dải của Bollinger Bands và nến này cần đóng cửa ở phía trong Bollinger khi này thực hiện đặt lệnh bán ra ở nến tiếp theo.
- Thực hiện mua vào nếu RSI nằm dưới vùng 75, đáy của nến vượt ngoài hoặc chạm vào chạm dải dưới của Bollinger Bands và nến này cần phải đóng cửa ở phía trong Bollinger Bands khi này thực hiện đặt lệnh mua vào nến tiếp theo.
Kết hợp Bollinger Bands với chỉ báo MACD
Bollinger kết hợp với MACD cũng đem đến hiệu quả nhất định trong đầu tư bởi Bollinger Bands thể hiện chu kỳ của hành động giá, còn MACD đó là chỉ báo động lượng theo xu hướng hiệu quả. Sự kết hợp của hai chỉ báo này có thể mang lại sự chắc chắn trong giao dịch và các nhà đầu tư có thể sử dụng hai chỉ báo này để xác định giá có đang trong xu hướng tăng hoặc giảm hay không? dự báo cho một Breakout sắp xảy ra.
Lệnh Mua: Được thực hiện khi giá chạm dải băng dưới và sau đó tiến đến chạm vào dải băng giữa, 2 đường trung bình của chỉ báo MACD đồng thời giao cắt nhau theo chiều từ dưới lên. Ngoài ra, nếu tín hiệu Histogram chuyển từ đỏ sang xanh thì đạt hiệu quả cao hơn.
Lệnh Bán: Được thực hiện khi giá tăng chạm dải băng trên và đồng thời hai đường trung bình động của MACD giao cắt nhau theo chiều từ trên xuống.
Bài viết trên đây là các kiến thức về chiến lược sử dụng Bollinger Bands trong phân tích cổ phiếu. Hy vọng với những thông tin Happy Live chia sẻ mong đem đến những giá trị hữu ích với nhà đầu tư! Chúc bạn có hành trình đầu tư thành công.
Happy Live team Sưu Tầm