Cách để khuyến khích cho và nhận phản hồi nơi công sở
Các nhà lãnh đạo thông minh thường hiểu rằng nền văn hoá công ty và các mối quan hệ nơi làm việc được hình thành dựa trên những ý kiến đóng góp, cho và nhận phản hồi tại nơi làm việc.
Là một người quản lý cấp cao, bạn càng cần phải biết cách duy trì những mối quan hệ trong tổ chức, để mọi người đều có quyền đóng góp ý kiến xây dựng của mình.
Lợi ích và ý nghĩa của việc cho và nhận phản hồi tại nơi làm việc
Khi người quản lý dành thời gian để nhận ra được tầm quan trọng của cho và nhận phản hồi từ nhân viên, hiệu suất hoạt động của công ty sẽ được nâng cao. Người quản lý cần phản hồi thường xuyên về bất kì nhân viên nào. Điều này có thể giúp thiết lập vấn đề ở các cấp quản lý. Ví dụ: phản hồi ý kiến từ nhân viên giúp xác định được nhà quản lý kém giao tiếp hoặc thiếu một số kỹ năng lãnh đạo, từ đó họ có thể điều chỉnh, cải thiện để hoàn thành công việc một cách tốt hơn.
Một lợi ích khác của việc cho và nhận phản hồi từ nhân viên là ngăn ngừa mâu thuẫn tại nơi làm việc. Khi nhân viên được khuyến khích đưa ra các ý kiến thường xuyên và tích cực hơn, các vấn đề có thể được giải quyết sớm hơn. Những vấn đề nhỏ nhặt sẽ trở nên vấn đề lớn nếu chúng không được giải quyết kịp thời. Bằng cách cho nhân viên đóng góp ý kiến và nhận xét một cách thoải mái, tích cực, những bất động có thể được xử lý trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tất cả người lao động từ đó cũng cảm thấy tin tưởng và tôn trọng các nhà quản lý với chính sách cho và nhận phản hồi tại nơi làm việc này khi đề cập đến vấn đề đồng nghiệp hay khách hàng.
3 cách để khuyến khích cho và nhận phản hồi tại nơi làm việc
1. Tập cách cư xử khi không có bất kỳ phản ứng nào từ phía nhân viên
Khi trưng cầu ý kiến phản hồi từ nhân viên, sẽ có trường hợp nhà quản lý chỉ nhận được ít thông tin hoặc thậm chí là không có bất kỳ phản ứng nào. Nhiều trường hợp nhân viên sẽ không chia sẻ ý kiến hoặc chỉ chia sẻ những điều tích cực. Nếu như bạn yêu cầu phản hồi cụ thể hơn, ví dụ như “Tôi có thể cải thiện điều gì?” hoặc “Làm thế nào để tôi có thể trở thành một người quản lý tốt hơn?”, rất có thể bạn sẽ nhận được những phản hồi hữu ích giúp bạn phát triển hơn với tư cách là nhà lãnh đạo.
2. Cho nhân viên hiểu rằng bạn mong muốn được đáp lại và đang chờ đợi điều đó
Một nghệ thuật cho và nhận phản hồi tại nơi làm việc khác đó là bạn tích cực lắng nghe phản hồi và thể hiện với nhân viên rằng bạn mong muốn và chờ đợi lời đáp lại của họ. Hãy cho họ biết kế hoạch của bạn để họ có thể đóng góp ý kiến của mình.
Ví dụ như một nhân viên cho rằng họ chưa được đào tạo đỉ để hoàn thành vai trò của mình, hãy cho họ biết phác thảo cách mà bạn sẽ cung cấp thêm sự đào tạo cho bạn và mong muốn sự đáp lại của nhân viên về kế hoạch của bạn có tốt hơn không.
Hoặc nếu thành viên trong công ty nói rằng kỹ năng giao tiếp của bạn chưa tốt, hãy chia sẻ cách mà bạn sẽ thay đổi để họ có thể phản hồi những giải pháp tối ưu nhất mà họ mong muốn có sự thay đổi từ bạn.
3. Đặt câu hỏi mở để khơi gợi vấn đề cho nhân viên
Một câu hỏi mở được đặt sẽ đòi hỏi người khác phải đưa ra ý kiến của mình. Nghệ thuật đặt câu hỏi khơi gợi này đặc biệt hữu ích trong trường hợp bạn muốn khai thác sự phản hồi, đóng góp quan điểm từ nhân viên của mình. Ví dụ như những câu hỏi “Tại sao doanh số tháng này của cửa hàng lại thiếu 3%?”, “Sản phẩm đang thiếu sót về mặt gì khiến khách hàng từ chối mua?”,…
Với những cách khuyến khích cho và nhận phản hồi tại nơi làm việc trên đây, hy vọng bạn sẽ sớm xây dựng được văn hoá nội bộ công ty hoà đồng, tích cực và phát triển.
Qua các cách để khuyến khích cho và nhận phản hồi nơi công sở được nêu trên, công cuộc xây dựng một môi trường lành mạnh nơi công sở của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Happy Live Team trân trọng giới thiệu đến bạn đọc bộ đôi “Cách đưa bạn trở thành siêu sao nơi công sở” và “Thuật lãnh đạo nơi công sở” sẽ được phát hành vào tháng 10 sắp tới. Với hai ấn phẩm này, các vấn đề mà bạn gặp phải nơi công sở sẽ trở nên dễ dàng và xác định được hướng giải quyết phù hợp hơn bao giờ hết.
Happy Live Team
Nguồn: theo HR Guru