Phương pháp đầu tư Canslim: Xác nhận tín hiệu thị trường “tạo đáy”, am hiểu ngày “Bùng nổ theo đà”
Bộ sách làm giàu theo xu hướng – Bắt đầu từ ngày thứ tư của đợt nỗ lực hồi phục, hãy quan sát một trong các chỉ số thị trường chung xuất hiện “ngày bùng nổ theo đà (follow through)” với giá bật tăng mạnh cùng với khối lượng lớn hơn ngày hôm trước.
Làm thế nào để nhận diện đáy của thị trường chứng khoán
Một khi bạn đã nhận diện thị trường giảm mạnh, câu hỏi lớn nhất vào lúc này là bạn nên đứng ngoài thị trường bao lâu. Nếu bạn quay trở lại thị trường quá sớm, bạn sẽ mất tiền bởi các bẫy tăng giá. Nhưng nếu bạn lưỡng lự không tham gia khi xu hướng tăng thực sự bắt đầu, bạn sẽ mất cơ hội kiếm tiền nhanh và nhiều nhất.
Một lần nữa, các chỉ số thị trường chung có thể đưa ra câu trả lời tốt nhất dành cho bạn. Hành động giá của chỉ số thị trường chung đáng tin cậy hơn với cảm xúc hay ý kiến cá nhân của tất cả nhà đầu tư.
Tại một số điểm trong mỗi đợt điều chỉnh (ngay cả trong các đợt điều chỉnh mạnh và hỗn loạn) thị trường chứng khoán vẫn luôn có đợt “nỗ lực hồi phục” mang tính chất bẫy tăng giá. Đừng vội vàng nhảy vào mua ngay lập tức. Hãy chờ cho đến khi hành động giá của các chỉ số thị trường xác nhận xu hướng mới.
Ngày đầu tiên của đợt “nỗ lực hồi phục” được tính kể từ khi các chỉ số thị trường chung đóng cửa tăng giá sau khi giá mở cửa giảm điểm vào đầu phiên hoặc giảm điểm ở phiên trước.
Ví dụ, chỉ số VN-Index rớt 3% vào buổi sáng nhưng sau đó hồi phục dần vào cuối phiên và cuối cùng đóng cửa tăng giá. Hoặc chỉ số VN-Index giảm 2% ở phiên trước nhưng sau đó bật tăng ở phiên tiếp theo.
Chúng ta gọi phiên mà chỉ số VN-Index đóng cửa cao hơn là “ngày đầu tiên của đợt nỗ lực hồi phục”, mặc dù điều này có một số ngoại lệ, mặc dù điều này có một số ngoại lệ. Ví dụ, “ngày đầu tiên của đợt nỗ lực hồi phục” của chỉ số thị trường là phiên giảm giá với khối lượng lớn, nhưng nó lại đóng cửa nằm ở nửa trên của khung giá ngày. Hãy ngồi yên và kiên nhẫn. Một vài ngày đầu tiên có dấu hiệu cải thiện tích cực này chưa hẳn đã nói cho bạn biết đợt nỗ lực hồi phục này sẽ thành công.
Bắt đầu từ ngày thứ tư của đợt nỗ lực hồi phục, hãy quan sát một trong các chỉ số thị trường chung xuất hiện “ngày bùng nổ theo đà (follow through)” với giá bật tăng mạnh cùng với khối lượng lớn hơn ngày hôm trước. Điều này có thể nói cho bạn biết, đây là xu hướng tăng giá thực sự chứ không phải là bẫy. Các ngày bùng nổ theo đà tốt nhất nên xuất hiện vào ngày thứ tư đến ngày thứ bảy của một đợt nỗ lực hồi phục.
Tại đáy năm 1998 như William O’Neil vừa đề cập về thị trường Dow Jones, ngày bùng nổ theo đà xuất hiện ở ngày thứ sáu của đợt nỗ lực hồi phục. Chỉ số thị trường tăng 2,1%. Ngày bùng nổ theo đà nên mang lại cảm giác về một cú tăng bùng nổ: mạnh mẽ, dứt khoát và thuyết phục; chứ không phải là phiên tăng nhẹ, yết ớt chỉ tầm 1½%. Khối lượng giao dịch vào ngày bùng nổ theo đà trong phần lớn trường hợp đều cao hơn mức trung bình. Ngoài ra, đỉnh của phiên giao dịch sau luôn cao hơn đỉnh phiên giao dịch trước Hiếm khi ngày bùng nổ theo đà xuất hiện sớm, ví dụ như ngày thứ ba của đợt nỗ lực hồi phục. Trong trường hợp như vậy, các phiên tăng giá vào ngày thứ nhất, ngày thứ hai và ngày thứ ba tất cả đều phải thực sự rất mạnh mẽ, với mức tăng mỗi phiên của các chỉ số từ 1½%-2% hoặc thậm chí nhiều hơn, đi kèm khối lượng giao dịch lớn.
William O’Neil xem mức tăng 1% là tối thiểu để được xem là một ngày bùng nổ theo đà thực sự. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, khi nhiều nhà đầu tư tổ chức đang sử dụng hệ thống đầu tư CANSLIM, chúng tôi đề nghị mức tăng cao hơn cho chỉ số Nasdaq và Dow Jones. Điều này nhằm hạn chế đến mức tối thiểu khả năng các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ thao túng một vài mã cổ phiếu trong danh mục 30 cổ phiếu của chỉ số Dow Jones để tạo ra những ngày bùng nổ theo đà giả tạo.
Có những trường hợp mà sự xác nhận của ngày bùng nổ theo đà bị thất bại. Một vài nhà đầu tư tổ chức lớn, cùng với lực mua quy mô lớn của họ, có thể đẩy chỉ số thị trường tăng vào một ngày cụ thể và tạo ra cảm giác giả tạo về ngày bùng nổ theo đà. Trừ khi những người mua thông minh đang lên tàu, ngày bùng nổ theo đà giả này sẽ bị dập tắt, và trong vài ngày tiếp theo thị trường có thể đổ dốc với khối lượng lớn.
Tuy nhiên, chỉ vì sự xuất hiện của những phiên điều chỉnh sau ngày bùng nổ theo đà không có nghĩa ngày bùng nổ theo đà đã thất bại. Khi thị trường chung tạo đáy lớn, nó thường xuất hiện các phiên kéo ngược và đẩy giá về gần sát (cao hơn hoặc thấp hơn) so với đáy cũ của nhiều tuần trước đó. Đây là những đợt điều chỉnh tích cực mang tính “kiểm tra” và loại bỏ những nhà giao dịch yếu ớt.
Bạn không nên vội vàng đổ xô mua khi có ngày bùng nổ theo đà. Nó chỉ đưa ra tín hiệu cho bạn biết hãy bắt đầu mua những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, với tăng trưởng doanh số và EPS cao một khi chúng tạo điểm thoát ra khỏi nền giá kiến tạo. Đây chính là sự xác nhận thứ hai cho thấy nỗ lực hồi phục đã thành công và một thị trường tăng giá thực sự bắt đầu.
Nên nhớ, không có thị trường tăng giá mới nào bắt đầu diễn ra mà không có sự xác nhận bởi ngày follow through (với giá và khối lượng tăng mạnh). Vì thế hãy kiên trì chờ đợi, lắng nghe tiếng nói từ thị trường và hành động dựa trên những gì nó nói với bạn. Các biểu đồ sau là bảy ví dụ về các đáy của thị trường chứng khoán từ năm 1974 đến năm 2003.
Happy Live Team Biên Soạn/Bộ làm giàu từ chứng khoán
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách được chọn lọc tinh gọn dành riêng cho những F0 “chập chững”
gia nhập phương pháp đầu tư Kungfu Chứng Khoán