fbpx

4 kỹ năng bắt đáy an toàn cho các nhà đầu tư

Bắt đáy là bắt dao rơi, rất nguy hiểm nhưng không phải là không thể bắt đáy. Bắt đáy vẫn an toàn nếu hiểu được cơ chế của thị trường và những kỹ thuật chuyên dùng để bắt đáy.

Lời đầu tiên tôi muốn khuyến nghị anh em là đừng nên bắt đáy, bài viết này không phải để cổ súy cho việc bắt đáy vì hơn ai hết tôi hiểu việc bắt đáy là một việc cực kỳ mạo hiểm. Thị trường chứng khoán luôn tồn tại những rủi ro không thể ngờ tới.

Vậy bài viết này mục đích để làm gì? Thứ nhất là để anh em nâng cao kiến thức. Trường hợp nếu anh em có thông tin gì đáng tin cậy về một cổ phiếu nào đó có ý định bắt đáy thì nhờ những kỹ thuật này có thể giúp anh em bắt đáy tốt hơn, chính xác hơn và hiệu quả hơn.

Thứ hai, những kỹ thuật này ngoài việc dành cho hành động bắt đáy, nó còn giúp chúng ta xác định được đâu là đáy của một cổ phiếu, từ đó chúng ta có thể chuẩn bị để vào tiền nếu cổ phiếu có xu hướng quay đầu tăng lại. Nếu không biết những kỹ thuật này, có thể anh em xem bỏ lỡ những cổ phiếu đang tạo đáy, bỏ lỡ những cổ phiếu tốt.

Do đó, học được kỹ thuật bắt đáy là vô cùng cần thiết, nhưng không phải để mạo hiểm bắt đáy. Giống như học võ để tự vệ và rèn luyện sức khỏe chứ không phải để sinh sự với người khác, gây nguy hiểm cho chính mình.

Những dấu hiệu giá cổ phiếu đang dò đáy

Cổ phiếu blue chip
Cổ phiếu blue chip

1. Một nhóm mã (vài mã Blue-chip) giữ giá trong khi thị trường đang trong những phiên giảm mạnh.

2. Tiếp theo là những phiên hồi ảo làm cho nhà đầu tư nghĩ đây là đáy và vội vàng mua vào. Cộng thêm vài tin tốt làm cho thị trường trở nên hưng phấn hơn. Nhưng rất tiếc, vẫn chưa phải đáy.

3. Các chuyên gia và bìm bịp bắt đầu hô hào bắt đáy trên các trang mạng xã hội, đưa thông tin doanh nghiệp tốt, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng, khối ngoại mua ròng các kiểu,… Nhóm Bluechip tiếp tục tăng nhẹ để trụ thị trường, làm nhà đầu tư an tâm đây là đáy.

4. Tuy nhiên, giá vài ngày sau vẫn giảm, thậm chí giảm mạnh làm nhà đầu tư vừa mua hoảng loạn bán tháo. Nhóm giữ giá lúc trước bây giờ đã hết nhiệm vụ nên đều giảm sàn với thanh khoản cao. Chính nhóm này là công cụ để gây hoảng loạn.

Tiếp sau đó là những phiên giảm kinh hoàng, khốc liệt, thê thảm do nhà đầu tư đã bị Call Margin.

Những lúc này chính là lúc anh em có thể bắt đầu xem xét tới cái đáy và mua dần. Vì anh em nên nhớ kỹ 1 điều, nhỏ lẻ bán ra thì phải có người mua, mà nhỏ lẻ đang hoảng loạn thì ai mà mua, chỉ có 1 thế lực không hoảng loạn, đó là nhà cái.

Khi chạm đáy, thị trường có những hành động gì?

4 kỹ năng bắt đáy an toàn

1. Có những phiên giảm sâu, giảm mạnh, nhưng thanh khoản lại thấp lè tè. Đó là dấu hiệu nhỏ lẻ đang bán hoảng loạn. Hồi nhẹ ở cuối phiên.

2. Bây giờ nhóm hàng đầu cơ giảm sâu làm cho nhà đầu tư càng trở nên hoảng loạn và bán tháo (tuyệt đối không bắt đáy hàng đầu cơ).

3. Xuất hiện những cây nến tăng kèm thanh khoản cao.

4. Thị trường giảm nhẹ, nhưng với thành khoản thấp. Đây là dấu hiệu lực bán đã hết, thị trường đã ổn định, chỉ chờ có 1 lực đẩy lên là thị trường đi lên.

Một số lưu ý khi bắt đáy

1. Không bắt đáy hàng đầu cơ, hàng dưới mệnh giá, vì một khi giá cổ phiếu loại này giảm, thì giảm rất thê thảm, tài khoản của anh em sẽ không chịu nổi.

2. Không dùng margin để bắt đáy, chỉ dùng margin để gom dần trong xu hướng tăng.

3. Dò đáy ban đầu với 1 ít tiền, nếu thất bại là dũng cảm cắt ngay. Không dây dưa, không nên kỳ vọng quá nhiều.

Trên đây là những kinh nghiệm về những kỹ thuật bắt đáy thực tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hy vọng nó có thể bảo vệ được tài khoản của anh em!

Nguồn: kakata

Có thể bạn quan tâm: Fibonacci Trading

(Dự đoán chính xác xu hướng thị trường với sức mạnh của Fibonacci)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề