fbpx

Lưu ý khi đọc Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

Vì tính chủ quan của bất kỳ phương pháp phân tích kỹ thuật nào, tùy thuộc vào kinh nghiệm và nền tảng mà từng người lại có cách định nghĩa khác nhau. Điều này đúng với nhiều mẫu hình nến Nhật.

Lưu ý khi đọc đồ thị nến Nhật

Ví dụ, một tác giả người Nhật Bản viết rằng giá mở cửa nến sau phải trên mức giá đóng cửa nến trước thì mới hình thành mẫu hình Mây đen bao phủ. Nhưng nhiều nguồn sách vở và truyền miệng lại cho rằng mẫu hình này cần giá mở cửa nến sau cao hơn mức giá cao nhất của nến trước.

Trong trường hợp các định nghĩa khác nhau, tôi chọn những quy tắc làm tăng xác suất dự đoán đúng của mẫu hình. Ví dụ, mẫu hình được nhắc tới ở đoạn trước là một tín hiệu đảo chiều ở đỉnh. Vì thế, tôi chọn định nghĩa rằng thị trường phải mở cửa trên mức cao nhất của phiên trước sau đó quay đầu, thay vì chỉ mở cửa trên mức giá đóng cửa của phiên trước đó rồi quay đầu.

Một số lưu ý trước khi đọc Tuyệt kỹ Giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

Đa phần các tài liệu tiếng Nhật tôi dịch đều khá mơ hồ. Một phần xuất phát từ việc người Nhật có xu hướng mập mờ trong văn hóa. Xu hướng này có lẽ bắt nguồn từ thời phong kiến khi samurai có thể chém đầu thường dân nếu người đó không cung kính với vị samurai theo đúng lễ nghi. Nhưng không phải lúc nào thường dân cũng biết samurai muốn mình cư xử ra sao hay đối đáp thế nào. Bằng cách cư xử mập mờ, nhiều người đã giữ được đầu mình không lìa khỏi cổ. Tuy nhiên, tôi nghĩ lý do quan trọng nhất cho những giải thích có phần mơ hồ đó là do phân tích kỹ thuật có tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học.

Đừng mong đợi sẽ có những quy tắc chặt chẽ

Hầu hết các công cụ phân tích kỹ thuật chỉ là những hướng dẫn. Chẳng hạn, nếu một cuốn sách Nhật nói rằng một cây nến phải bị “vượt qua” với “đóng cửa bên trên”. Điều đó là do đối với tôi, giá đóng cửa quan trọng hơn việc giá trong ngày trên mức kháng cự hay dưới mức hỗ trợ. Một ví dụ khác về tính chủ quan: Trong các tài liệu Nhật Bản đánh giá nhiều mẫu hình nến có vai trò quan trọng tại khu vực giá cao hoặc giá thấp. Rõ ràng, Thế nào gọi là “khu vực giá cao” hoặc “khu vực giá thấp” lại tùy thuộc theo từng cách hiểu. Một trong những kỹ thuật tôi gợi ý để sử dụng mức giá “thấp” hay “cao” là chỉ báo dao động (oscillator) để xem thị trường đang quá bán hay quá mua. Đây là một ví dụ cho thấy việc bổ sung các công cụ kỹ thuật cổ điển của phương Tây (như các chỉ báo dao động) cho đô thị nến là điều rất có giá trị.

Cũng như các phương pháp đồ thị khác, mẫu hình nến sẽ phụ thuộc vào các hiểu của người sử dụng. Kinh nghiệm lâu năm với đồ thị nến trên thị trường bạn tham gia sẽ cho bạn biết những mẫu hình nến và các dạng biến thể của mẫu hình nào sẽ hoạt động tốt nhất trong thị trường của mình. Theo khả năng phán đoán đó, tính chủ quan có thể không phải là điều xấu. Đây có thể là lợi thế của bạn so với những người không dành thời gian và nỗ lực để theo dõi thị trường một cách sát sao như bạn.

Trong này, tôi sẽ bàn về việc vẽ một đồ thị nến riêng lẻ yêu cầu giá đóng cửa. Do đó, có thể bạn sẽ phải chờ mức giá đóng cửa để có tín hiệu giao dịch xác thực. Điều này có nghĩa là bạn phải đặt lệnh giao dịch theo mức giá đóng cửa của thị trường, hoặc bạn phải cố gắng dự đoán mức giá đóng cửa và đặt lệnh giao dịch vài phút trước khi thị trường kết phiên. Bạn cũng có thể đợi mức giá mở cửa của ngày tiếp theo trước khi đặt lệnh.

Lưu ý khi đọc đồ thị nến Nhật

Việc đợi giá đóng cửa không phải chỉ bó hẹp ở đồ thị nến Nhật. Nhiều hệ thống phân tích kỹ thuật (đặc biệt là những hệ thống dựa trên các Đường trung bình động của giá đóng cửa) yêu cầu có mức giá đóng cửa để hình thành tín hiệu. Đây là lý do tại sao thường có một sự đột biến trong hoạt động giao dịch vài phút cuối của phiên, bởi các tín hiệu mua bán được tự động hóa bắt đầu hoạt động dựa theo giá đóng cửa sắp kình thành. Ngược lại, một số nhà phân tích kỹ thuật quan niệm giá đóng cửa trên ngưỡng kháng cự mới là tín hiệu mua hợp lệ, nến họ phải đợi có giá đóng cửa để xác nhận.

Đồ thị nến cung cấp nhiều tín hiệu giao dịch hữu ích, Tuy nhiên nó không cung cấp giá mục tiêu

Đồ thị nến cung cấp nhiều tín hiệu giao dịch hữu ích. Tuy nhiên, nó không cũng cấp giá mục tiêu. Đó là lý do việc sử dụng các kỹ thuật phương Tây trên đồ thị nến là điều hết sức quan trọng. Đây sẽ là nội dung trọng tâm của Phần 2.

Với hàng trăm đồ thị trong suốt cuốn sách này, đừng ngạc nhiên nếu bạn nhìn thấy có các mẫu hình nến mà tôi bỏ sót trong các đồ thị. Cũng sẽ có những ví dụ về các mẫu hình nến thỉnh thoảng không hoạt động. Không có một công cụ kỹ thuật nào, kể cả nến Nhật, là bất khả chiến bại.

Đồ thị nến Nhật không phải là một hệ thống hoàn chỉnh, chúng chỉ là một vũ khí, nhưng là một vũ khí mạnh mẽ để bạn sử dụng trong cuộc chiến giao dịch của mình.

Nguồn: Trích sách Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm

 

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề