Hiểu về SỨC MUA của ĐỒNG TIỀN
Những title báo về mục “gửi một căn hộ, sau 20 năm nhận 3 bát phở” khiến người đọc sau giây phì cười, là những phút ngạc nhiên, hoang mang, lo lắng. Điều gì đã xảy ra vậy? Sức mua của đồng tiền suy giảm qua thời gian ghê gớm tới vậy sao? Không thể phủ nhận, việc đổi tiền và không theo dõi và điều chỉnh lãi suất của khoản tiết kiệm là lỗi chủ quan của người gửi, nhưng lạm phát cũng đóng một vai trò lớn khiến sức mua của những đồng tiền này sụt giảm nghiêm trọng qua thời gian dài.
Sức mua của đồng tiền là gì?
Sức mua của tiền thể hiện ở số lượng hàng hóa dịch vụ mà một đơn vị tiền tệ đó có thể mua được. Số lượng hàng hóa mua được càng nhiều thì đơn vị tiền đó có sức mua càng lớn và ngược lại.
Lạm phát tác động đến sức mua của đồng tiền qua thời gian
Lạm phát về cơ bản sẽ làm giảm sức mua của tiền qua thời gian với các điều kiện khác không đổi.
Lạm phát đồng nghĩa với giá cả hàng hóa dịch vụ tăng lên khiến cùng một lượng tiền sẽ mua được số lượng hàng hóa dịch vụ.
Chúng ta vẫn thường nghe chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index) đại diện cho mức độ lạm phát ở một quốc gia, hay với một đồng tiền nhất định. Thông qua chỉ số này, chúng ta có thể hình dung túi tiền của chúng ta bị mất đi bao nhiêu phần trăm một năm.
Tuy vậy, rổ hàng hóa dùng để tính lạm phát có sự hiện diện của các hàng hóa và tỉ trọng mang về tính đại diện, cho nên mức độ ảnh hưởng của lạm phát tới gia đình bạn có thể khác (thông thường là cao hơn) so với mức lạm phát công bố.
Sức mua của tiền khác nhau như thế nào trên thế giới
PPP Purchasing Power Parity là ngang giá sức mua của đồng tiền so sánh ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
Ví dụ: 10 USD tiền có thể mua được 1 rổ hàng hóa ở Mỹ, nhưng cũng với giá trị tương đương 10 USD đó có thể mua số lượng hàng hóa gấp đôi ở Việt Nam hay chỉ mua được 2/3 lượng hàng hóa tương đương ở Phần Lan.
Ngang giá sức mua dùng để đánh giá mức sống ở từng quốc gia trên một tương quan so sánh chung theo rổ hàng hóa, thường chuẩn xác hơn mức GDP đầu người về danh nghĩa. Sức mua của tiền chúng ta đang dùng so sánh tương đối với đồng tiền của quốc gia khác cho chúng ta một khái niệm mới và rộng hơn về sức mua của đồng tiền.
Chúng ta cần hiểu biết về sức mua của đồng tiền để làm gì?
Sức mua của tiền suy giảm cùng với lạm phát hàng năm. Điều này phản ánh tốc độ bốc hơi của tiền trong tài khoản của chúng ta. Do vậy, điều này cần được hiểu rõ và có hành động cụ thể để ứng phó:
Không để tiền dưới dạng tiền mặt trong két sắt, gửi tiền ngân hàng vừa an toàn vừa giúp bạn có lãi suất chống lại mức độ lạm phát làm giảm sức mua của tiền.
Theo dõi sát sao các khoản tiền gửi ngân hàng và lãi suất của chúng để có điều chỉnh kịp thời phù hợp, đừng quên lãng chúng.
Trong một thế giới lạm phát, đứng im tức là đang đi lùi, do vậy, việc đầu tư sinh lời là yêu cầu cấp thiết. Tìm hiểu các kênh sinh lời: Chứng khoán, bất động sản, vàng, trái phiếu, chứng chỉ quỹ…và đầu tư vào đó thay vì giữ tiền mặt.
Việc gửi tiết kiệm ngân hàng cũng chỉ đủ bù đắp lạm phát hoặc mang lại lãi suất thực dương rất nhỏ. Trừ phi bạn đang là một cụ già đang an dưỡng tuổi hưu và không muốn rủi ro chi phối, hãy đầu tư thông minh hơn.
Cre: Mạng lưới tài chính cá nhân Việt Nam – Khoa Tài chính Ngân hàng- ĐH Kinh tế – ĐHQGHN
Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Thái Phạm
Hướng dẫn chi tiết cách xây dựng cuộc đời đáng mơ ước của bạn