fbpx

TÚI TIỀN 2021: 10 Cách Giữ Tiền Cho Người Hay Hết Tiền

Việc mới lãnh lương đầu tháng, giữa tháng đã hết tiền luôn là vấn đề đau đầu đối với nhiều người. Vậy đâu là cách khắc phục?

Sau đây là 10 cách giữ tiền cho người hay hết tiền:

1. NÓI KHÔNG VỚI HÀNG GIẢM GIÁ

TÚI TIỀN 2021: 10 Cách Giữ Tiền Cho Người Hay Hết Tiền

Để tránh tình trạng mau hết tiền, giữ cho “tốc độ hết tiền” chậm hơn “tốc độ kiếm tiền”, bạn hãy Nói Không Với Hàng Giảm Giá. 

Hàng giảm giá, hàng “sale” luôn có một sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng chúng ta. Nhưng có một sự thật rằng: Khi chúng ta mua hàng giảm giá, săn “sale”, chúng ta thường có khuynh hướng mua những thứ mà mình không thật sự cần thiết. 

Ví dụ: Khi mua một quyển sách giảm giá, đa phần người ta sẽ không đọc nó (hoặc đọc một vài trang rồi lại bỏ). Hoặc khi mua những bộ quần áo được giảm giá, chúng ta sẽ ít mặc chúng hơn so với những bộ quần áo yêu thích mà chúng ta phải trả đúng giá để mua nó.

Tại sao lại như vậy? Vì chúng ta không thực sự thích hoặc cần món hàng đó. Lý do chủ yếu để chúng ta mua được sinh ra bởi sự kích thích và tâm lý FOMO. Mọi người đều sợ sẽ bỏ lỡ một món hời nếu không mua hàng trong những đợt giảm giá.

Hãy nhớ, mua một món hàng mà bạn không thích hoặc không cần, thì dù cho nó có rẻ cách mấy, thì cũng là một sự lãng phí.

Tập trung mua những thứ mình cần (nếu có giảm giá càng tốt), và đừng quan tâm tới các chương trình giảm giá khác.

2. HÃY MUA HÀNG THEO NHU CẦU CỐT LÕI CỦA BẠN

Khi mua sắm, bạn nên cố gắng lựa chọn sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cốt lõi của mình, và đừng mua theo nhu cầu nâng cao.

Để giải thích cho điều này, hãy xem xét một ví dụ:

Giả sử bạn đang là một nhân viên văn phòng, và bạn dự định mua một chiếc máy tính để phục vụ công việc hàng ngày (word, excel, power point,…). Nhu cầu cốt lõi chính là những thứ vừa được liệt kê, là mục đích chính khi bạn mua máy tính. Và bạn chỉ nên lựa chọn một loại máy có thể đáp ứng tốt được những nhu cầu trên.

Sai lầm mà nhiều người hay mắc phải, đó là chúng ta hay chi phần lớn số tiền, thậm chí gấp đôi so với nhu cầu ban đầu để mua máy tính. Suy nghĩ sai lầm “Tôi mua 1 lần để dùng lâu, nên phải mua cho xịn” là thứ vô tình bào mòn túi tiền của bạn. Quay lại ví dụ, bạn có thực sự cần một chiếc máy tính có con chip mạnh phục vụ chơi game, một màn hình đẹp phục vụ đồ họa chỉ để làm những công việc văn phòng thường ngày hay không? 

Hãy nhớ, thêm tính năng tức là thêm tiền, nhưng khi tính năng đó ít được dùng đến, thì số tiền phải trả thêm là một sự lãng phí. 

3. LUÔN SO SÁNH GIÁ TRƯỚC KHI MUA HÀNG

TÚI TIỀN 2021: 10 Cách Giữ Tiền Cho Người Hay Hết Tiền

Khi mua hàng, nhất là các mặt hàng chính hãng, thì luôn có rất nhiều chỗ bán. Hãy so sánh giá giữa các nhà bán, bởi vì bạn chắc chắn sẽ tiết kiệm được kha khá tiền đấy. 

Một cách mà bạn có thể áp dụng chính là thông qua trang tìm kiếm google, bạn có thể tìm thấy rất nhiều nơi đang bán sản phẩm bạn cần. Hãy so sánh giá giữa các nhà bán, và chọn cho mình nơi uy tín và có giá tốt nhất để mua hàng. 

4. HÃY CÓ CHO MÌNH MỘT DANH SÁCH HÀNG MUỐN MUA

Thay vì tiến hành mua ngay lập tức khi bạn thích một món hàng, hãy cho nó vào trong một danh sách. Danh sách này sẽ chứa những món hàng bạn dự tính mua trong tương lai gần (1 tuần, 2 tuần,…). Sau một thời gian, bạn hãy mở lại danh sách này ra. Nếu thực sự bạn vẫn còn cảm thấy cần mua món hàng ấy, thì khi đó tiến hành mua hàng vẫn chưa muộn. 

Điều này sẽ mang lại 02 lợi ích cơ bản: 

Thứ nhất, bạn sẽ phải học cách lên kế hoạch mua sắm và chi tiêu. Từ đây bạn sẽ hoàn toàn kiểm soát được dòng tiền hàng tháng của mình.

Thứ hai, bạn sẽ hạn chế được số lần mua hàng “bộc phát”, “nông nỗi”. Đây cũng là mẹo giúp bạn hạn chế việc lãng phí khi mua những món đồ bạn không thực sự cần.

Nhớ nhé, trước khi mua hàng, hãy cho nó vào trong một danh sách. Nếu sau 1 thời gian, bạn vẫn còn cảm thấy cần, thì hãy mua. Còn nếu bạn không còn cần món hàng ấy nữa, thì hãy xóa nó khỏi danh sách. (và tất nhiên bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền rồi đó!)

5. ĐỪNG SỬ DỤNG THẺ TÍN DỤNG NẾU BẠN KHÔNG BIẾT CÁCH QUẢN LÝ TIỀN

TÚI TIỀN 2021: 10 Cách Giữ Tiền Cho Người Hay Hết Tiền

Nhiều tỷ phú cũng đều đồng ý với quan điểm này, bạn không nên xài thẻ tín dụng khi bạn không biết cách kiểm soát chi tiêu cá nhân. Thậm chí những người có nhiều kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân cũng hạn chế sử dụng thẻ tín dụng.

Thẻ tín dụng không xấu, nó cho bạn được sử dụng tiền, mua sắm, chi trả hóa đơn ngay cả khi bạn không còn tiền trong người. Nhưng sẽ là một thảm họa nếu bạn không trả kịp nợ vay tín dụng, hoặc bạn không có khả năng chi trả nợ vay. Vòng xoáy nợ sẽ bào mòn túi tiền của bạn.

Vậy nên, đừng xài thẻ tín dụng nếu bạn không chắc về khả năng chi trả của bản thân, bạn nhé!

6. NGHĨ THÊM CÁCH KIẾM THÊM THU NHẬP (BẮT BUỘC)

Nếu thu nhập của các bạn chưa cao, thì các bạn sẽ phải nghĩ về việc kiếm thêm tiền. Bên cạnh việc tiết kiệm và không tiêu xài hoang phí, kiếm thêm thu nhập là mục tiêu bắt buộc phải có. 

Có 2 cách chính để gia tăng thu nhập: Nâng cao năng suất lao động (gia tăng tiền lương, thưởng) và học cách đầu tư (dùng tiền để kiếm tiền – tiền đẻ ra tiền). Bạn cũng có thể chọn cả 2: vừa gia tăng năng suất lao động, vừa học cách đầu tư nguồn tiền tích lũy để nhanh chóng đạt mục tiêu tài chính.

Học cách tự đầu tư qua chuỗi bài viết ĐẦU TƯ TỪ ĐÂU tại đây.

Một quy tắc đơn giản nhưng cốt lõi mà nhiều người bỏ qua: Bạn chỉ có thể có thêm thu nhập khi bạn gia tăng được kỹ năng và trình độ. Điều này có nghĩa là, bạn sẽ kiếm nhiều tiền hơn khi trình độ và kỹ năng của bạn tăng lên.

Bạn phải liên tục đầu tư tri thức, kiến thức vào bản thân để nâng trình độ lên. Đừng xem thường việc học, vì đây là con đường duy nhất để nâng cao khả năng kiếm tiền của bạn. 

7. ĐỪNG MUA HÀNG THEO NHỮNG GÓI LÂU DÀI

Nghe có vẻ phi lý, bởi các gói dịch vụ theo năm sẽ rẻ hơn so với các gói theo tháng và theo tuần. Nhưng có một điều mà bạn có thể quên mất: Bạn có chắc rằng sẽ sử dụng dịch vụ đó trong suốt 1 năm không?

Điều này dễ xảy ra trong trường hợp lần đầu bạn biết đến và sử dụng một dịch vụ mới. Có rất nhiều trường hợp, khách hàng đăng ký gói sử dụng dịch vụ 1 năm, nhưng đa phần họ chỉ sử dụng tầm 2 tháng đầu tiên rồi bỏ. Trong trường hợp này, 10 tháng bạn ko sử dụng là một sự lãng phí. 

Giải pháp ở đây là bạn có thể sử dụng theo tháng trước. Và trong trường hợp bạn ko muốn sử dụng nữa, hãy hủy ngay dịch vụ để tránh bị trừ tiền tự động hàng tháng.

Bạn chỉ nên mua các gói theo năm khi bạn đã sử dụng dịch vụ thường xuyên, và đã dùng được dịch vụ đó hơn 1 năm ( lúc này bạn biết chắc chắn sẽ cần sử dụng dịch vụ đó).

8. CÓ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG TRƯỚC KHI MUA SẢN PHẨM NÀO ĐÓ

Nhằm tránh lãng phí trong việc mua sắm đường đột, bạn hãy xác định kế hoạch sử dụng sản phẩm trước khi mua.

Bạn có thể tự hỏi bản thân những câu hỏi như:

+ Tôi có cần sản phẩm này không?

+ Liệu tôi sẽ sử dụng sản phẩm này nhiều hơn trước hay không?

+ Công việc hàng ngày của tôi có dùng tới sản phẩm này nhiều hay không?

+ Thu nhập hàng tháng của tôi so với giá sản phẩm này như thế nào?

Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi tương tự trước khi quyết định mua sắm gì đó để tránh lãng phí và mất tiền không cần thiết.

9. HÃY BIẾT GIỮ SỨC KHỎE

TÚI TIỀN 2021: 10 Cách Giữ Tiền Cho Người Hay Hết Tiền

Bạn có biết, chi phí cho việc y tế là một trong những chi phí cao nhất không?

Một thiệt hại mà ai cũng có thể nhìn thấy, là thiệt hại cho chi phí đi khám và chữa bệnh. Trong thực tế, số tiền chúng ta phải chi trả cho y tế sẽ rất lớn nếu chẳng may mắc bệnh. Nhưng bên đó còn những cái giá phải trả khác mà bạn không ngờ tới.

Ví dụ khi bị bệnh, chúng ta sẽ phải nghỉ việc để chữa bệnh. Điều này đồng nghĩa với việc ta sẽ có nguy cơ mất lương trong ngày làm việc đó. Đó là còn chưa kể, khi bệnh thì ta sẽ làm việc dưới năng suất so với khả năng, mọi người sẽ nhìn vào và thay đổi đánh giá về bạn. Những con đường thăng tiến sự nghiệp có thể vô tình bị chặn lại chỉ vì bạn không đủ sức khỏe để làm.

Hãy nhớ: Muốn giữ được tiền, hãy giữ sức khỏe trước. 

10. HÃY THỬ TRẢI NGHIỆM SẢN PHẨM

Có rất nhiều cách để bạn có thể trải nghiệm sản phẩm trước khi bạn quyết định mua. Đây thực ra là một điều tốt, bởi thông qua quá trình trải nghiệm, bạn sẽ nhận ra mình có thực sự phù hợp với sản phẩm đó không.

Ví dụ bạn thích một cuốn sách, hãy ra hiệu sách đang bày bán để đọc thử quyển sách đó xem quyển sách có hợp với bạn không. Nếu phù hợp thì bạn cứ mua quyển sách đó, còn trong trường hợp cuốn sách không thực sự phù hợp, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm được chi phí thay vì mua vội cuốn sách chỉ vì cái bìa hoặc giảm giá.

Hãy tìm cách để trải nghiệm sản phẩm, trước khi thực sự quyết định mua hàng bạn nhé.

Chúc các bạn quản lý được túi tiền của mình thành công.

Nguồn: tham khảo Web5ngay, Happy Live tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Kiếm tiền bền vững từ thị trường chứng khoán

Bộ sách Kiếm tiền bền vững từ thị trường chứng khoán

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề