“Tiết kiệm nhiều hơn nữa” là một giải pháp tồi tệ cho năm mới!
Khoảng một nửa trong số chúng ta không tuân theo các cam kết về tài chính mà chúng ta đã đặt ra trong năm nay. Và điều đó không có gì lạ bởi: Những mục tiêu mà chúng ta đặt ra cho bản thân là quá mơ hồ để theo đuổi đến cùng.
Gần 70% người Mỹ đang thực hiện một cam kết về tiền bạc, và hơn một nửa trong số họ đang ưu tiên việc tiết kiệm nhiều hơn, theo nghiên cứu của Fidelity Investments’ 2020 New Year Financial Resolutions.
Khoảng một nửa trong số chúng ta không tuân theo các cam kết về tài chính mà chúng ta đã đặt ra trong năm nay. Và điều đó không có gì lạ bởi: Những mục tiêu mà chúng ta đặt ra cho bản thân là quá mơ hồ để theo đuổi đến cùng.
“Sự thay đổi không xảy ra vì mọi người khao khát chúng. Nó xảy ra bởi vì họ lên kế hoạch để thực hiện chúng”, theo Keith Donald Edmondson, phó giáo sư tại Đại học Columbia và là điều tra viên chính của Viện Sức khỏe Thay đổi Hành vi Khoa học Quốc gia, chia sẻ với CNBC Make It.
Dưới đây là cách thức lập kế hoạch để bạn thực sự có thể thực hiện ba trong số các cam kết tài chính phổ biến nhất cho năm 2021.
Mục tiêu: Tiết kiệm nhiều tiền hơn
“Tiết kiệm nhiều tiền hơn nữa” là mục tiêu tài chính hàng đầu, theo nghiên cứu của Fidelity, với 53% số người được hỏi nói rằng đó là ưu tiên hàng đầu của họ cho năm 2020.
Làm thế nào để cải thiện điều đó: Mục tiêu này hầu như không có hiệu quả đối với hầu hết mọi người, bởi nó thiếu đi tính cụ thể, theo một nghiên cứu về thiết lập mục tiêu và thành tích cho biết. Nghiên cứu đó đề xuất đặt mục tiêu SMART hoặc các mục tiêu có các đặc điểm như sau:
– Cụ thể: Những gì bạn sẽ thực hiện và làm thế nào để thực hiện chúng. Thực hiện mục tiêu càng cụ thể càng tốt: “Tiết kiệm 4.000 USD trong 12 tháng”, không phải là “tiết kiệm tiền”.
– Đo lường được: Dữ liệu/số liệu bạn sẽ sử dụng để đánh giá hiệu quả trong quá trình hoàn thành mục tiêu.
– Có thể đạt được: Các mục tiêu cần có ý nghĩa và có thể đạt được trong phạm vi các kỹ năng và khả năng của bạn.
– Có liên quan: Mục tiêu nên quan trọng với bạn.
– Thời điểm: Có một khung thời gian nhất định được thiết lập để hoàn thành mục tiêu của bạn.
Thay vì đặt mục tiêu “tiết kiệm nhiều tiền hơn”, hãy phác thảo cụ thể cách bạn muốn thực hiện việc đó như thế nào. Cam kết tiết kiệm thêm 5% từ khoản lương tháng hoặc tăng khoản đóng góp tiết kiệm hưu trí của bạn từ 6% tiền lương lên 10%, có thể là một trong những sự lựa chọn.
Một mẹo khác dành cho bạn: Hãy tập trung vào việc cải thiện tỷ lệ tiết kiệm cá nhân. Tính toán thu nhập sau thuế mà bạn tiết kiệm được trong năm nay, và sau đó đặt mục tiêu tăng tỷ lệ tiết kiệm có thể đạt được trong năm mới.
Mục tiêu: “Cắt giảm các khoản nợ”
Chỉ hơn một nửa số người được hỏi muốn trả hết nợ, và 68% nói rằng họ đang đặt mục tiêu sống một cuộc sống không nợ nần.
Làm thế nào để cải thiện điều đó: Nếu đây là một mục tiêu của bạn, hãy dành một khoảng thời gian trong tuần tới để lập kế hoạch cho các hành động cụ thể nhằm xử lý các khoản nợ. Một trong những phương pháp tốt nhất để cắt giảm nợ, mà theo nghiên cứu từ Harvard Business Review, được gọi là phương pháp “quả cầu tuyết”.
Sử dụng chiến lược này, bạn sẽ trả một phần tối thiểu cho tất cả các khoản nợ của mình – từ thẻ tín dụng, khoản vay sinh viên, v.v. – và sau đó dành phần tiền còn dư để trả hết khoản nợ nhỏ nhất (bất kể lãi suất và các cân nhắc khác). Điều này sẽ giúp bạn trả hết nợ nhanh hơn và giảm nỗi lo lắng về việc có quá nhiều khoản nợ.
Phương pháp này mang lại lợi ích về mặt tâm lý: Trả hết một khoản nợ sẽ giúp bạn có động lực để trả các khoản nợ có giá trị lớn hơn.
Một phương thức phổ biến khác để trả nợ là phương pháp “tuyết lở”, trong đó bạn sẽ tập trung vào việc trả hết khoản nợ có lãi suất cao nhất trước tiên. Về mặt toán học, phương pháp này có lợi hơn về mặt tài chính so với phương pháp “quả cầu tuyết” bởi bạn sẽ tiết kiệm được các khoản lãi vay. Nhưng bạn có thể dễ dàng mất động lực nếu không nhanh chóng nhìn thấy kết quả.
Một phương pháp cũng rất được ưa chuộng: Phương pháp “Blizzard”. Viết các khoản nợ của bạn theo giá trị tăng dần. Sau đó, trả hết khoản nợ có số dư nợ thấp nhất, theo phương pháp “quả cầu tuyết”. Khi bạn đã có động lực trả nợ, hãy chuyển sang phương pháp “tuyết lở” để tiết kiệm tiền lãi vay.
Bất kể bạn chọn chiến lược nào, hãy theo dõi tiến độ trên một công cụ hữu hình, như giấy nhớ dán trên tủ lạnh hoặc một quyển sổ ghi chú bên cạnh giường. Chứng kiến sự tiến bộ mỗi ngày ở một nơi dễ dàng quan sát sẽ truyền cho bạn nhiều cảm hứng hơn.
Mục tiêu: “Chi tiêu ít đi”
Hơn một phần ba (35%) số người được hỏi theo khảo sát bởi Fidelity mong muốn “chi tiêu ít đi” vào năm 2020.
Làm thế nào để cải thiện điều này: Để thực sự đạt được điều này, bạn cần phải biết số tiền bạn thường chi tiêu mỗi tháng trong các danh mục chính: nhà ở, thực phẩm, phương tiện đi lại, quần áo, giải trí, v.v. Kết hợp với thẻ tín dụng hoặc báo cáo từ ngân hàng để nắm được vấn đề này, hoặc lưu dữ liệu chi tiêu của vài tháng gần nhất vào một ứng dụng như Mint. Sau đó, quyết định số tiền bạn muốn giảm bớt ở mỗi danh mục và theo dõi chi tiêu của bạn xuyên suốt mỗi tháng.
Trong suốt cả năm, hãy liên tục nhìn lại bản thân để thấy sự tiến bộ và thực hiện các thay đổi khi cần thiết. Để thành công, bạn cần chắc chắn rằng mục tiêu của mình có thể đạt được, nhưng cũng phù hợp với cuộc sống mà bạn muốn hướng tới.
Mục tiêu: “Hãy học đầu tư!”
Một thông điệp bổ sung mà Happy Live muốn mang tới cho các bạn trong năm 2021 này: Hãy học cách đầu tư!
Tiết kiệm và gia tăng năng suất lao động luôn là mục tiêu tối thượng đối với những ai muốn trở nên giàu có hơn. Và đầu tư sẽ giúp đồng tiền tiết kiệm của bạn làm việc, tiếp tục “lãi mẹ đẻ lãi con”, sinh lợi ngay cả lúc bạn ngủ.
Bạn có thể học cách đầu tư kinh doanh, đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán,… Có rất nhiều hình thức để bạn lựa chọn, hãy tìm cho mình một loại hình đầu tư phù hợp thời gian và khả năng bản thân bạn nhé!
Chúc bạn thành công trong năm 2021.
⇒ Học cách tự đầu tư qua chuỗi bài viết ĐẦU TƯ TỪ ĐÂU tại đây.
Nguồn: CafeF, Happy Live sưu tầm.
Có thể bạn quan tâm
Bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán (phiên bản mới) + Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM
(Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu)