fbpx

Bí quyết kinh doanh của Jakob Fugger – người giàu nhất lịch sử

Lúc qua đời vào năm 1525, nhà tài phiệt người Đức Jakob Fugger có tổng tài sản trị giá khoảng 400 tỷ USD (quy đổi theo tỷ giá hiện tại). Khối tài sản này tương đương 2% GDP của châu Âu vào thời đó. Ngày nay, người ta vẫn coi nhà tài phiệt người Đức Jakob Fugger là người giàu nhất lịch sử.

Sau này, tỷ phú dầu mỏ người Mỹ John D. Rockefeller cũng có khối tài sản ngang ngửa Fugger. Nhưng gia tài của Rockefeller chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với quy mô nền kinh tế Mỹ. Chính vì thế cho đến ngày nay người ta vẫn coi nhà tài phiệt người Đức Jakob Fugger là người giàu nhất lịch sử nhân loại.. 

Jakob Fugger sinh năm 1459, là một nhà kinh doanh ngân hàng người Đức. Ông có tầm ảnh hưởng rất lớn lên lịch sử châu Âu. Ông là người cung cấp nguồn vốn cho nhiều vị vua, các nhà thám hiểm, lẫn các vị giáo hoàng. Và từ đó tạo ra khối tài sản lớn nhất trong lịch sử kinh doanh.

Fugger đã thành công thuyết phục giáo hoàng Leo đệ Thập hợp pháp hóa việc cho vay lấy lãi. Một trong các dự án kinh doanh của Fugger đã khiến nhà thần học người Đức Martin Luther bức xúc tới mức viết ra bản “95 luận đề”. Và từ đó khơi mào cho đạo Tin Lành.

Fugger cũng đóng vai trò “buôn vua” trong cuộc bầu cử hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh (HRE) vào năm 1519. Từ đó trao ngai vàng cho vua Charles V của Tây Ban Nha. Và giúp vị vua này có trong tay một đế chế bao trùm khắp châu Âu như Napoleon sẽ làm sau này.

Vậy bí quyết kinh doanh của người giàu nhất lịch sử nhân loại là gì?

Bí quyết kinh doanh của Jakob Fugger - người giàu nhất lịch sử

1. Đầu tư khi những người khác ngần ngại

Fugger đã có hai lần đặt cược lớn thành công, và từ đó tạo dựng nên khối tài sản khổng lồ của mình. Cú đặt cược đầu tiên là hỗ trợ quận công Sigmund của xứ Tyrol (Áo) chống lại sự xâm lấn từ thành Venice của nước Ý. Khi đó, những ngân hàng quen thuộc của Sigmund đều từ chối cấp vốn cho vị quận công này. Fugger đã tiếp cận và đề nghị hỗ trợ Sigmund bằng tất cả mọi thứ mà ông có thể có. Sau đó, vị quận công này đã giảng hòa được với Venice. Để cảm ơn Fugger, Sigmund đã nhượng lại cho nhà tài phiệt này quyền khai thác mỏ bạc lớn nhất thế giới khi đó.

Fugger cũng mạnh dạn đầu tư vào các mỏ đồng ở Hungary. Khi những người khác lo sợ một cuộc xâm lược từ Đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ. Và bằng cách đi ngược lại xu hướng chung, ông cũng đã thành công trong ngành kinh doanh đồng. Sau này thì quả thật người Thổ cũng đến xâm chiếm vùng này. Nhưng điều đó chỉ xảy ra mãi nhiều năm sau khi Fugger qua đời.

2. Trở thành nhân vật không thể thiếu

Fugger biết “Quá lớn để sụp đổ” (Too big to fail) không phải là một khái niệm chỉ có thể áp dụng cho các tổ chức tài chính hiện đại. Ông cũng biết điều này và sử dụng nó để kiểm soát rủi ro từ các vị quân vương.

Fugger có một khả năng mà khiến người mượn tiền của ông không thể sống thiếu được. Đó là ông có thể cấp cho họ những khoản tiền khổng lồ ngay lập tức. Những người vay tiền của Fugger không ưa thích gì ông và các điều khoản ông đưa ra. Nhưng họ không thể sống mà không có ông.

Bí quyết kinh doanh của Jakob Fugger - người giàu nhất lịch sử

3. Nắm rõ tình hình thời sự

Fugger hiểu giá trị của việc nắm vững thông tin. Ông đã tạo ra dịch vụ thông tấn đầu tiên trên thế giới. Và sử dụng nó để nắm bắt những biến động của thị trường trước mọi người khác. Hoàng đế Maximilian (ông nội của Charles V) đã từng có lần nói với Fugger rằng Vua Henry VII của nước Anh đã đồng ý chuyển cho ông một số vàng để làm thế chấp cho một khoản vay. Nhằm có tiền gây chiến tranh với nước Pháp. Thế nhưng, Fugger đã từ chối cho Maximilian vay. Vì các gián điệp của ông ở Anh đã tiết lộ sự thật rằng chưa hề có con tàu chở vàng nào rời khỏi cảng.

4. Am hiểu kiến thức tài chính

Người Ý đã phát minh ra nghiệp vụ kế toán kép. Và Fugger là một trong những người đầu tiên ở phía Bắc châu Âu biết cách áp dụng nó. Ông còn cải tiến kỹ thuật này bằng cách tạo ra một bảng cân đối kế toán hợp nhất cho nhiều doanh nghiệp của mình. Ông cũng là người đầu tiên cử kiểm toán viên tới tận nơi để kiểm tra hoạt động của các chi nhánh. Sổ sách của Fugger cho thấy ông thường xuyên ghi chú và đặt ra câu hỏi về các khoản chi tiêu.

5. Tìm kiếm cơ hội học hỏi

Fugger đã dành ra vài năm làm thợ học việc ở Venice khi còn trẻ. Vốn là trung tâm thương mại quan trọng nhất Tây Âu vào thời đó. Tại đây, ông đã thu thập được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và các mối quan hệ mang lại lợi ích cho ông suốt phần đời còn lại.

Bí quyết kinh doanh của Jakob Fugger - người giàu nhất lịch sử25

6. Luôn giữ bình tĩnh

Fugger có ngân hàng, trong đó có một vị giám mục người Áo là một trong những người gửi tiền nhiều nhất. Khi vị giám mục này qua đời năm 1509, Đức giáo hoàng yêu cầu Fugger phải lập tức trả lại số tiền này cho nhà thờ. Khi đó, tiền của Fugger đang nằm hết trong các dự án khai thác mỏ. Và ông không có đủ thanh khoản để đáp ứng yêu cầu của Giáo Hoàng. Việc rút vốn khỏi các dự án sẽ làm hỏng tất cả sự nghiệp kinh doanh của Fugger.

Thay vì tìm cách lẩn tránh, Fugger lại có một chiến lược. Đó là vung tay tiêu xài thoải mái để chứng tỏ là mình không hề thiếu thanh khoản. Điều này đã cho ông thêm thời gian để thương lượng thỏa thuận. Và tự cứu mình một bàn thua trông thấy.

7. Sẵn sàng cho đi

Fugger là người sáng tạo ra khu nhà ở Fuggerei tại thành phố Augsburg (Đức). Có thể được xem là dự án nhà ở giá rẻ đầu tiên trên thế giới, với tổng cộng 142 căn nhà. Fugger tin rằng bất cứ ai chăm chỉ làm việc đều xứng đáng có một ngôi nhà. Và giá cho thuê nhà của ông chỉ bằng một phần tư so với mức giá thị trường.

Fuggerei hiện vẫn hoạt động và là điểm thu hút khách du lịch lớn nhất ở thành phố Augsburg. Các cư dân của Fuggerei chỉ phải trả khoản tiền thuê hàng năm là vỏn vẹn 0,88 euro.

Nguồn: Market Watch – Diễn đàn khởi nghiệp

Có thể bạn quan tâm: TỦ SÁCH KHỞI SỰ – KHỞI NGHIỆP – LÀM GIÀU

Bộ sách Khởi sự - Khởi nghiệp - Làm giàu

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề