Anthony Hohn: Kiếm bộn tiền từ khủng hoảng doanh nghiệp thế nào?
Trong thế giới đầu cơ hiếm thấy có ai có phong thái lạnh lùng và cái đầu lạnh chứa nhiều kế lược thậm chí gây sốc như Christopher Hohn.
Sir Christopher Anthony Hohn (sinh tháng 10 năm 1966) là một tỷ phú, nhà quản lý quỹ đầu cơ và nhà từ thiện nổi tiếng người Anh.
Trong thế giới đầu cơ hiếm thấy có ai có phong thái lạnh lùng và cái đầu lạnh chứa nhiều kế hoạch thậm chí gây shock như Christopher Hohn. Nhà đầu cơ này nổi tiếng tàn bạo và không khoan nhượng trong việc săn lùng công ty tốt trên thị trường chứng khoán nhưng đang gặp vấn đề trục trặc nhỏ từ quản trị doanh nghiệp. Mặc dù vậy ông cũng lại được biết đến qua những khoản tiền ủng hộ các quỹ nhân đạo khổng lồ trên toàn thế giới.
Năm 2003, ông thành lập The Children’s Investment Fund Management (TCI), một công ty quản lý quỹ đầu tư với những thương vụ đầu tư thành công vào các công ty niêm yết đại. Quỹ đang quản lí số tài sản hơn 27 tỉ bảng anh. Hàng năm, ông cũng đều dành 1 phần lợi nhuận của quỹ để đóng góp cho các tổ chức từ thiện vì trẻ em nghèo tại các nước đang phát triển.
Theo Forbes, tạp chí này công bố giá trị tài sản ròng thực tế của ông ước tính là 5 tỷ đô la vào năm 2020. Hohn được biết tới là một trong những nhà quản lí quỹ đầu tư có thu nhập cao trong top các nhà quản lí quỹ nổi tiếng.
Nhắc về tuổi thơ, ông vốn sinh ra trong một gia đình người gốc Jamaica chuyển đến nước Anh. Ba ông là thợ cơ khí lành nghề còn mẹ ông làm thư kí cho thẩm phán quận. Ngay từ nhỏ ông đã nhận được nhiều sự quan tâm từ cha mẹ tới việc học hành của con cái, sống trong trong sự che chở, quan tâm và bao bọc của ba mẹ suốt những năm tháng tuổi thơ chính là bước đệm vững chắc cho học hành và cả sự nghiệp sau này của ông.
Hồi còn trẻ, ông thường xuyên dành thời gian rảnh rỗi của mình cho việc đọc sách, ông thường một mình ngồi cả ngày trước những cuốn sách đa dạng các thể loại. Trùng với giai đoạn thị trường chứng khoán đang có những bước phát triển mạnh mẽ, ông sớm bị cuốn hút bởi lợi nhuận và những công thức tính toán phức tạp trên thị trường chứng khoán.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Hohn đăng kí học ngành cử nhân tài chính tại trường đại học Southampton. Trong thời gian đi học, ông đi làm thêm cộng tác tại sở giao dịch chứng khoán London. Chính quãng thời gian làm thêm ở đây đã nuôi dưỡng cho giấc mơ được trở thành nhà quản lí quỹ và đầu tư sau này.
Sau khi ra tốt nghiệp đại học, với mức học lực vượt trội ông nhận được sự giới thiệu của các giáo sư trong khoa và được nhận tuyển thẳng vào khóa MBA (Thạc sỹ Quản trị kinh doanh) của trường đại học nổi tiếng Harvard, nước Mỹ.
Sau khi tốt nghiệp, Hohn làm việc cho tập đoàn cổ phần tư nhân Apax Partners . Năm 1996, ông làm việc cho Perry Capital , một quỹ đầu cơ ở Phố Wall . Năm 1998, ông trở thành người đứng đầu các hoạt động của quỹ đầu tư Perry ở London. Trong thời gian làm việc với Perry, ông kiếm được khoảng 75 triệu bảng Anh. Vào năm 2019, có thông tin cho rằng ông đã góp vốn 730 triệu euro cổ phần vào sân bay Heathrow nổi tiếng.
Christopher Hohn được nhắc đến trong thế giới đầu cơ nhờ hai phi vụ huyền thoại nhằm vào 2 tương đài tài chính nổi tiếng thế giới là ngân hàng ABM Amro của Hà Lan và vào Sở Giao dịch chứng khoán Frankfurt am Main của Đức.
Chiến lược đầu cơ của Hohn nhằm vào hai tượng đài nói trên được sao chép về ý tưởng và tác động tâm lý từ chiến lược “Gây sốc và làm cho sợ hãi” của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Iraq. Bản chất của nó rất đơn giản: Tạo hiệu ứng gây sốc khiến dư luận nghi ngờ đối với ban lãnh đạo tập đoàn và từ đó làm cho ban lãnh đạo tập đoàn phải lo sợ mà hành động theo hướng của nhà đầu cơ.
Và thực tế đã chứng minh được bản thân ông là một nhà đầu tư khôn ngoan bậc nhất, tạo ra nguồn lợi nhuận vững chắc và đồ sộ, đồng thời gây dựng nên đế chế quỹ đầu tư vững mạnh cho tới tận bây giờ. Mặc dù ít khi chia sẻ và được nhiều người nhận xét là người lạnh lùng, tuy nhiên trong 1 bài báo nghiên cứu kĩ về cách thành công trong đầu tư chứng khoán của 1 tờ tập san nước Mỹ, nhà báo nổi tiếng chuyên viết về tài chính đã nêu ra 2 chiến lược mà ngài Hohn thường sử dụng:
Christopher Hohn: Phát hiện sai sót và tạo hiệu ứng gây sốc
Hohn là nhà đầu cơ đầu tiên không đầu cơ vào tình huống, kể cả tình huống có sẵn cũng như dự báo sẽ xảy ra trong tương lai, mà tạo tình huống để đầu cơ, đầu cơ vào hệ quả của việc bắt đối tác hành động theo ý mình.
Trong trường hợp ngân hàng ABM Amro, Hohn phát hiện ra những yếu kém trong quản lý và điều hành, sai lầm trong quyết định chiến lược kinh doanh và bế tắc về giải pháp. Vốn sẵn có 3% cổ phiếu của ngân hàng này đã thu gom từ giai đoạn lập kế hoạch trước đó mà Hohn đã thành công với yêu cầu đòi sa thải Giám đốc điều hành. Sau đó ngân hàng mẹ của ABM Amro đã phải thu xếp và giải quyết tình hình quản trị ổn thoả. Khi tình hình ổn hơn, giá cổ phiếu của ABM Amro tăng từ 20 Euro lên 39 Euro thì cũng là lúc Hohn thắng đậm.
Bước đầu tiên trong chiến lược của ông là nghiên cứu kĩ sai sót của doanh nghiệp, rồi mua cổ phần của những doanh nghiệp có sai sót ít. Chủ yếu ông tìm cách quy tập được xung quanh mình một số cổ đông có nhiều cổ phần. Sau đó, Hohn gây nhiễu thông tin và kích động cổ đông nổi loạn, thường thông qua những kiến nghị tập thể hoặc yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường nếu tập hợp lực lượng đủ mức, đưa ra những đề nghị như thay đổi nhân sự ban lãnh đạo, chia tách tập đoàn hoặc ít nhất đòi chia cổ tức nhiều hơn.
Những bước đi đó đều đánh vào uy danh của tập đoàn, khiến tập đoàn phải bận rộn với chính mình và tạo cảm nhận bị rủi ro trong con mắt của cổ đông và nhà đầu tư. Vì thế, giá cổ phiếu của tập đoàn sẽ giảm mạnh. Khi đó, nhà đầu cơ sẽ mua vào.
Cho dù về sau cuộc nổi loạn của cổ đông do Hohn xúi giục có thành công hay thất bại thì rồi tập đoàn cũng trở lại thời yên bình, giá cổ phiếu lại tăng hoặc cổ tức được chia cũng cao hơn. Nhà đầu cơ khi đó chỉ việc bán cổ phiếu đã mua đi và kiếm lời, tận hưởng thành công và tìm kiếm con mồi tiếp theo.
Christopher Hohn: Những người thành công không kiếm tiền từ cảm tính
Theo một nghiên cứu về đầu tư chứng khoán, cứ 10 người tham gia thì chỉ có 1/10 thu được lợi nhuận. Con số 9 còn lại là những người thuộc về nhóm cảm tính. Họ tham gia thị trường nhưng lại thiếu kiến thức tài chính và đầu tư, cứ đi theo con đường cảm tính cũng như lối suy nghĩ muốn có lợi nhuận nhanh chóng và thành công. Hohn từng nói rằng “đến ngay cả những người có IQ cao nổi trội vẫn là người thất bại trên thị trường chứng khoán, chỉ vì lý do không kiểm soát được cảm xúc”.
Bài học kinh nghiệm ông đưa ra là việc trực tiếp tiếp cận thị trường, tập trung vào các báo cáo tài chính của công ty. Sau đó, bạn chỉ đầu tư dựa vào những phân tích cụ thể từ các yếu tố ấy để đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp.
Nguồn: Cafef
Có thể bạn quan tâm
Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường