Bài học thành công từ Tư Mã Thiên: Những người làm việc lớn, AQ quan trọng hơn EQ rất nhiều
Nỗi đau không đáng được ca ngợi, cũng không cần được cảm ơn, cái chúng ta cần biết ơn chính là sự kiên trì bền bỉ của chúng ta.
Khi nhắc đến Tư Mã Thiên, ông được biết đến như một nhân chứng lịch sử, cũng là người đã thay đổi lịch sử.
Ông vượt qua sự đàn áp của số phận, để vô số lịch sử bị chôn vùi bởi lớp bụi thời gian được lưu truyền, cũng như ngợi ca những anh hùng trong thời đại quan trọng đó.
Lịch sử bởi vì có Tư Mã Thiên mà đã trở nên khác biệt với lúc trước.
Trong suốt cuộc đời Tư Mã Thiên, chúng ta không khó để nhận ra rằng, phàm là những người vĩ đại thường có 3 yếu tố:
1. Sự giác ngộ tri thức đầu tiên thường đến từ truyền thống gia đình
Tư Mã Thiên được sinh ra trong gia đình làm quan viết sử.
Từ đầu triều đại nhà Chu, tổ tiên ông đã chịu trách nhiệm về việc viết sử. Cha của ông, Tư Mã Đàm là Thái sử lệnh, cũng là vị “giáo viên” đầu tiên mở đầu tri thức làm quan sử cho Tư Mã Thiên.
Theo quan điểm của Tư Mã Đàm, gia tộc Tư Mã phải cố gắng làm quan lớn, nếu không sẽ hủy hoại tiền đồ do tổ tiên để lại, cũng không xứng đáng với sự kì vọng của tổ tiên.
Thế nên ông quyết định sắp xếp lại lịch sử nghìn năm của Trung Quốc và viết thành một cuốn sách sử tuyệt vời nhất.
Lúc Tư Mã Đàm nói điều này với Tư Mã Thiên, khi ấy Tư Mã Thiên chỉ mới 10 tuổi.
Ông dẫn con trai đến thành Trường An. Lúc đó, vương triều nhà Hán đang ở thời kỳ thịnh vượng.
Tư Mã Thiên đến thành Trường An, được mở mang tầm mắt, nhận biết thêm rất nhiều thứ.
Tư Mã Đàm vừa đích thân dạy con trai, vừa tìm thêm cho con hai giáo viên giỏi khác. Một vị là tiến sĩ Phục Sinh, một vị là Khổng An Quốc, Tư Mã Thiên đi theo hai bậc thầy này nghiên cứu về lịch sử, văn học, học có hệ thống rõ ràng.
Thấy con trai lớn lên từng ngày, tiến bộ nhanh chóng, còn mình thì ngày càng già đi, Tư Mã Đàm bắt đầu chuyển giao công việc của mình cho Tư Mã Thiên dần dần.
Ông nói với Tư Mã Thiên rằng: “Cha đã già rồi, nhưng kế hoạch lớn vẫn luôn ấp ủ mà chưa được thực hiện. Nhà Tư Mã đã viết sử qua nhiều thế hệ, cha hy vọng con có thể tiếp tục kế thừa truyền thống của gia tộc, để cả nhà ta được ghi tên vào sách sử.
Tư Mã Thiên lúc đó còn là thiếu niên liền vui vẻ nhận lời.
Từ nhỏ, Tư Mã Thiên đã có hứng thú với lịch sử, thêm sự giáo dục, bồi dưỡng từ cha mình và những bài giảng của các thầy giáo, Tư Mã Thiên đã được định sẵn chắc chắn sẽ tỏa sáng trong lịch sử.
Khi Tư Mã Đàm biết con trai một lòng muốn học về lịch sử, ông đã khuyến khích con: “Con trai, đọc ngàn cuốn cách không bằng đi vạn quãng đường. Lịch sử xảy ra thế nào, con nên tự mình đi khám phá. Đi khám phá khắp nơi đi!”
Tư Mã Thiên 22 tuổi, nghe theo lời dạy của cha, bắt đầu cuộc hành trình “khám phá thế giới.”
Đây cũng là chứng cứ chứng minh độ chính xác và đáng tin cậy của bộ Sử kí mà Tư Mã Thiên đã biên soạn.
Người đời sau chỉ nghĩ nhờ có bộ “Sử kí” mà Tư Mã Thiên mới nổi tiếng, nhưng thực ra không biết rằng truyền thống gia đình mới là nguyên nhân đầu tiên giúp ông bước vào con đường thành công trở thành nhà sử học.
Gia đình là nền tảng cơ bản của mỗi người, mà truyền thống gia đình chính là thứ bắt đầu giác ngộ tốt nhất.
2. Thế giới nhiều đau khổ, nhưng vẫn phải kiên trì vượt qua
Năm 99 TCN, Tư Mã Thiên bị vướng vào vụ án Lý Lăng, sau đó bị Hán Vũ Đế phán tội tử hình, nếu không phải dùng tiền chuộc hoặc là bị cung hình (thiến).
Chết không khó, nhưng kế hoạch còn chưa hoàn thành, lời cha dặn còn vang vọng bên tai, sao ông có thể chịu chết như vậy được. Thế nên dù không có tiền chuộc, Tư Mã Thiên vẫn chịu nhẫn, chịu nhục, chấp nhận bị cung hình.
Nietzsche, nhà triết học người Đức từng nói rằng: “Giết tôi mà tôi không chết, sẽ chỉ làm tôi thêm mạnh mẽ.”
Sáu năm chịu sỉ nhục, Tư Mã Thiên biến số mệnh tàn khốc thành động lực để hoàn thành cuốn “Sử kí” vĩ đại được lưu truyền sau này.
Nỗi đau vẫn mãi là nỗi đau nếu ta sống mãi trong đó, dùng nỗi đau làm động lực phấn đấu mới là suy nghĩ của người làm việc lớn.
Nỗi đau không đáng được ca ngợi, cũng không cần được biết ơn, cái chúng ta cần cám ơn chính là sự kiên trì bền bỉ của chúng ta. Chúng ta không bị đau khổ và khó khăn đánh bại, dù trải qua tuyệt vọng vẫn có thể mạnh mẽ sống tiếp như một cây sương rồng trơ trọi giữa sa mạc rộng lớn, khô cằn.
3. Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực.
Nhìn lại cuộc đời của Tư Mã Thiên, có thể nói rằng, mỗi lựa chọn của ông đều góp phần trong công cuộc hoàn thành và cho ra đời bộ “Sử kí”.
Từ việc tiếp nhận tâm nguyện của cha, đến việc dấn thân vào con đường nhà sử học, rồi chọn đi du lịch khắp thế giới, điều tra thực tế, phản ánh lịch sử một cách trung thực nhất.
Khi đối mặt với cuộc sống khó khăn, ông lựa chọn sứ mệnh và niềm tin, nhẫn nhịn và chịu đựng, biến thống khổ thành sức mạnh, hoàn thành đại nghiệp.
“Dù bạn đang hạnh phúc hay đau khổ, đừng để sự hỗn loạn về tinh thần và thể xác làm xáo trộn tâm hồn, bởi vì tâm hồn là thứ dẫn đường và chỉ lối cho bạn.”
Cơ thể có thể bị người khác làm tổn thương, nhưng linh hồn là của chúng ta, chúng ta mới là người quyết định nó tích cực hay tiêu cực.
Dù lựa chọn có khó khăn đến chừng nào đi nữa, chỉ cần bạn giữ vững niềm tin và không chịu khuất phục, bạn sẽ chiến thắng được nó.
Có thể bạn quan tâm:
Combo sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng – Cẩm nang phát triển bản thân dành riêng cho giới trẻ