fbpx

Bám vào kim chỉ nam của Warren Buffett để vững tin trong những ngày biến động

Khi hầu hết mọi người tập trung vào biến động, thì Warren Buffett lại muốn mọi người nhìn vào một bức tranh lớn hơn!

Căng thẳng thương mại, chia rẽ chính trị hay suy thoái kinh tế toàn cầu luôn là những vấn đề đáng được quan tâm của cả xã hội. Ngay cả khi bạn không có liên quan gì nhiều và cảm thấy bình tĩnh về những vấn đề này, thì các bài báo cáo, tin tức kinh doanh vẫn xuất hiện hàng loạt để “quyết tâm” làm bạn lo lắng. Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến đầu tư và kinh doanh khiến nhiều người hoang mang và trở tay không kịp. Nhưng dù như thế nào, một người không có xu hướng bị hoảng loạn chính là Warren Buffett.

Trong khi những người khác đau đầu, xoay sở chỗ này chỗ kia thì Buffett vẫn bình tĩnh và gói gọn lợi ích của mình chỉ trong một từ: perspective – tầm nhìn xa. Warren Buffett không hoảng loạn vì ông ấy giàu có; Và ông ấy giàu có được vì ông ấy không hoảng loạn.

Ngày lần đầu tiên Buffett mua cổ phiếu 

Trong cuộc họp cổ đông thường niên năm 2018 của Berkshire Hathaway, Warren Buffett vẫn giữ một tờ báo từ ngày 12 tháng 3 năm 1942. Trong khi hầu hết mọi người tập trung vào những gì xảy ra ngày hôm nay, thì Buffett lại cho biết, ông nhìn vào bức tranh lớn. Cụ thể, ông muốn mang đến cho mọi người một bài học về “viễn cảnh”, nhìn từ quá khứ đến tương lai.

Tờ báo đó chứa đầy những tin tức xấu về Thế chiến II, một cuộc chiến mà nước Mỹ tất bại. “Chúng ta đã gặp rắc rối rất lớn về vấn đề hòa bình”, Buffett chỉ ra. Đó cũng là ngày Buffett mua cổ phiếu đầu tiên của mình. Khoảng thời gian đó thật khủng khiếp. Thị trường giảm hơn 2 phần trăm (tương đương với mức giảm 500 điểm hiện nay).

Quan điểm của Buffett là nếu một nhà đầu tư đừng bi quan và có can đảm bỏ qua các dấu hiệu, tin tức liên quan đến lời “tiên tri của sự diệt vong” khi thời gian không thể thay đổi được, thì họ sẽ làm rất tốt và đạt được rất nhiều lợi ích. Vào năm 1942, nếu một cá nhân đầu tư 10.000 đô la vào S&P 500 (một loạt các công ty lớn nhất nước Mỹ), thì ngày nay họ đã có được 51 triệu đô la và trở thành triệu phú.

Khi những người khác gặp phải chứng “sợ tiêu đề”, nhìn thấy những đầu đề tiêu cực trên các mặt báo khiến họ cũng bị hoang mang theo, thì Buffett không hoảng sợ – ông nói với mọi người. Ông cũng không quá hưng phấn khi đất nước hòa bình trở lại. Buffett có thể điều hướng cảm xúc và suy nghĩ của mình giữa các mức cao và thấp bởi vì ông có quan điểm và một tầm nhìn xa để thấy nhiều điều, tin vào những điều mình thấy.

Các doanh nhân thành công là những người giữ vững quan điểm, cách nhìn của họ về một sự vật sự việc, trong khi nhiều người xung quanh vì những tác động tiêu cực bên ngoài mà mất đi niềm tin vào khả năng nhìn nhận của bản thân. Một cách để xây dựng tầm nhìn xa cho bạn là làm những gì Buffett đã làm – đọc nhiều sách hơn đối thủ của bạn. Đó là cách để bạn củng cố và mở rộng vốn kiến thức, hiểu biết, tin tưởng hơn vào viễn cảnh mà bạn nhìn thấy được trong tương lai và không bị lung lay khi ngoại cảnh tác động.

Dưới đây là bốn cuốn sách khởi đầu cho bạn trong đó có hai cuốn là về Buffett và do chính Buffett đề xuất.

1. Snowball của Alice Schroeder 

Cuốn sách này về cơ bản là cuốn tự truyện của Buffett, nhưng ông đã chọn Schroeder để viết nó. Trong đó, chúng ta biết rằng tầm nhìn xa của Buffett xuất phát từ việc ông là một độc giả đã “ngốn” hết các sách về lịch sử kinh doanh. Ở đó cũng có một số ví dụ chứng minh Buffett đã khôn ngoan như thế nào khi ông nhìn thấy bức tranh lớn. “Buffett khá thích thú với những khoảng thời gian gặp khó khăn trong khi hầu hết các nhà đầu tư đều khiếp sợ điều này”, Shroeder cho biết thêm.

2. My Warren Buffett Bible của Robert Bloch

Cuốn sách ngắn gọn, đơn giản này bao gồm gần 300 trích dẫn từ những nhà đầu tư thành công nhất thế giới. Ví dụ, Buffett đã nói: “Khi đầu tư, bi quan là bạn, hưng phấn là kẻ thù”.

3. The Intelligent Investor của Benjamin Graham 

Buffett đề xuất chương 8 của tác phẩm kinh điển này bởi vì nó liên quan đến tâm lý đầu tư. Nó đã cho Buffett lời khuyên nổi tiếng nhất của ông về quan điểm: “Hãy sợ hãi khi những người khác tham lam. Hãy tham lam khi người khác sợ hãi”.

4. Enlightenment Now của Steven Pinker 

Buffett khuyến nghị Chương 4 trong cuốn sách mới của Pinker vì nó đưa ra những lý do để lạc quan về tương lai – và giải thích lý do tại sao mọi người có xu hướng lắng nghe “tiên tri của sự diệt vong”, cùng một cụm từ mà Buffett đã sử dụng ở trên. “Sự bi quan tạo ra các tin tức,” Pinker nói. Nhưng trong suốt lịch sử, những người lạc quan sẽ là những người chiến thắng lâu dài.

Trong một cuộc phỏng vấn của CNBC năm nay, Buffett đã được hỏi liệu ông có hoảng loạn trong cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn năm 2008 hay không. Buffett nói: “Tôi không lo lắng vì trong suốt cuộc đời tham gia vào nền kinh tế Mỹ, tôi thấy nó sẽ vượt lên đáng kể theo thời gian và tất nhiên, nó sẽ gặp rất nhiều khó khăn”. Và sự giàu có của ông hiện nay đã chứng minh được tầm nhìn của ông khi đó.

Khi có tin tức xấu khiến mọi người chạy đua để tìm lối thoát, hãy khôn ngoan và sáng suốt làm theo lời khuyên từ nhà đầu tư khôn ngoan nhất hành tinh: giữ quan điểm về tầm nhìn của bạn. 

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (xác định giá cả giá trị, đọc báo cáo tài chính và định giá như NĐT Warren Bufffett, Benjamin Graham)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề