fbpx

Nếu cho rằng bằng cấp quyết định thành công, bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng

Các bạn có thể tranh cãi với tôi rằng hiện giờ công ty nào khi tuyển dụng cũng yêu cầu bằng cấp. Tôi không phủ nhận điều này. Tuy vậy, với tôi bằng cấp ở trường hợp đó giống như một tấm vé thông hành cho bạn. Bạn có bằng cấp khá hay giỏi? Tốt thôi, hồ sơ của bạn được chấp nhận thu nộp nhưng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ có việc làm.

Nếu cho rằng bằng cấp quyết định thành công, bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng
Tốt nghiệp và cho rằng tất cả các nhà tuyển dụng đều đang chờ đón bạn? – Nến bớt mơ mộng lại!

Việc có được công việc mà bạn muốn đòi hỏi bạn cần nhiều kỹ năng khác: Kỹ năng phỏng vấn xin việc, kinh nghiệm làm việc trước đó, kỹ năng mềm và cả những kỹ năng công việc cụ thể mà bạn có thể đảm nhận khi tham gia công ty và giúp đỡ công ty phát triển.

Tôi là người hiểu điều này sâu sắc. Tôi tốt nghiệp loại giỏi tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân năm 2004, sau khi ra trường tôi cầm hồ sơ của mình gồm bằng cấp nộp đơn cho bảy công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau ở Hà Nội. Sáu công ty từ chối, chỉ một công ty nhận tôi vào làm việc. Công ty làm việc trong lĩnh vực khách sạn, vốn không cần bằng cấp của tôi. Dù vậy, tôi quyết định không lựa chọn công ty này để làm việc vì đó không phải là lĩnh vực tôi muốn gắn bó. Tôi đã tiếp tục sai lầm khi quyết định học tiếp lên Cao Học (với tấm bằng đỏ là giấy thông hành – tuyển thẳng lên Cao học) và làm tạm ở Bộ Giáo Dục Đào Tạo với một niềm tin sai lầm rằng có bằng Cao học tôi sẽ thành công hơn.

(*) Bài viết được trích từ sách Thiết Kế Cuộc Đời Thịnh Vượng – Chiến lược làm chủ vận mệnh hoàn hảo, xem thêm thông tin sách tại đây:

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng

Sau này, khi ra trường và hàng năm tiếp xúc, phỏng vấn hàng chục bạn trẻ, tôi lại càng thấm thía điều này: Bằng cấp không quyết định sự thành công của bạn. Màu của bằng cấp dù đỏ hay bằng khá, bằng trung bình… cũng chỉ là một tiêu chí tham khảo. Học giỏi ở cấp một chưa chắc đã học giỏi ở cấp hai, học giỏi ở cấp hai chưa chắc đã học giỏi ở cấp ba, cấp ba học giỏi chưa chắc đại học đã giỏi và việc học giỏi ở đại học không bảo đảm ra trường sẽ có việc làm. Một người bạn của tôi thời đại học, tốt nghiệp không phải với tấm bằng giỏi, nhưng nhờ nỗ lực học hỏi không ngừng trong công việc và thái độ cầu thị, hiện bạn tôi đang làm giám đốc bán hàng miền Bắc cho Unilever Việt Nam, một chức vụ rất đáng nể ở độ tuổi này.

Nếu cho rằng bằng cấp quyết định thành công, bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng
Anh Thái Phạm – tác giả sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng

Và nhiều người bạn khác, học lực trung bình và ra trường bươn trải nhiều ngành nghề khác nhau: từ ngân hàng, đến chứng khoán, đến bán hàng online,… tất cả đều khá thành công? Cũng như, tôi thấy rất nhiều người khác dù không có bằng giỏi đại học, thậm chí không học đại học đều có thể trở thành giám đốc, tổng giám đốc cho những công ty lớn, hoặc những công ty do chính họ lập ra. Nói như vậy, không có nghĩa là tôi đã phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của giáo dục đại học. Bạn đừng hiểu sai chủ ý của tôi: Việc học tập với tôi là cần thiết, đó là việc trang bị cho bạn kiến thức cần có về kinh tế, kỹ thuật để bạn có thể tìm hiểu và học thêm nữa khi ra trường. Nhưng đừng tuyệt đối hóa kiến thức và có tâm lý trông chờ vào tấm bằng hay việc hoàn tất chương trình đại học sẽ mang lại một tấm vé có nhiều ưu đãi lớn lao và nếu có bằng cấp thì người khác phải trải thảm đỏ để rước bạn vào làm.

Nếu cho rằng bằng cấp quyết định thành công, bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng
Bằng cấp chỉ là vé thông hành, một giấy chứng nhận bạn đã tham gia khóa học hay là một chương trình đào tạo nào đó

Bằng cấp chỉ là vé thông hành, một giấy chứng nhận bạn đã tham gia khóa học hay là một chương trình đào tạo nào đó. Nhưng điều nhà tuyển dụng quan tâm là bạn có kinh nghiệm gì với công việc của họ hay chưa, kỹ năng của bạn ra sao, thái độ của bạn thế nào. Vậy có cơ hội nào khi bạn không học đại học hoặc trượt đại học?

Khi biết rằng bằng cấp không quá quan trọng và bạn cần một lời khuyên của tôi? Với tôi, nếu việc không học đại học là sự lựa chọn của bạn thì theo tôi bạn cần:

1. Rèn luyện các kỹ năng

Có rất nhiều kỹ năng bạn có thể học hỏi: kỹ năng bán hàng, kỹ năng marketing online, kỹ năng làm video, thiết kế, content, kế toán hay là kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Tất cả những kỹ năng đó đều giúp bạn trở thành một người biết tạo ra giá trị cho người khác, tạo ra giá trị cho nơi mà bạn định đầu quân vào.

2. Tìm một công việc bán thời gianNếu cho rằng bằng cấp quyết định thành công, bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng

Dù bạn có đang hoặc không học đại học, tôi vẫn khuyên các bạn nên tìm một công việc bán thời gian để làm để lấy kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm. Tất cả trải nghiệm đó có thể hun đúc cho bạn trở thành một con người thành công hơn. Bạn có thể làm nhân viên tại quán cà phê, nhà hàng, khách sạn,… những ức hiếp, bất công bạn gặp phải khi làm nhân viên bán thời gian là những kinh nghiệm quý báu cho bạn khi 5 năm, 10 năm sau nhìn lại. Và đừng chỉ ngồi đó và hỏi tôi rằng: anh ơi bây giờ em nên làm gì, em làm cái này được không cái kia được không,… hay vì ngồi đó chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác, lời khuyên của tôi là bạn hãy nhấc mông lên và hành động. Hãy làm bất cứ công việc nào giúp bạn sở hữu được kỹ năng mình mong muốn, phục vụ công việc của bạn ở tương lai. Một số nghề nghiệp bạn có thể cân nhắc: mỹ thuật đa phương tiện, lập trình viên, content, kế toán, marketing, đầu tư, lập trình AI, hoặc bạn cũng có thể nghĩ đến câu chuyện giáo dục, an sinh giải trí, y tế,… tất cả những công việc đó đều có triển vọng nhất định trong tương lai.

Trong 25 – 30 năm tới, Việt Nam sẽ là đất nước có dân số vàng, đây là cơ hội cho bạn làm giàu và kiếm tiền, nếu bạn không tìm thấy cơ hội kiếm tiền trong 25 – 30 năm tới thì bạn chỉ có thể trách bản thân bạn mà thôi.

3. Tạo dựng những mối quan hệ chất lượng và duy trì mối quan hệ với gia đìnhNếu cho rằng bằng cấp quyết định thành công, bạn đã mắc sai lầm nghiêm trọng

Gia đình là mối quan hệ đáng trân trọng nhất trong cuộc đời bạn. Gia đình sẽ là nơi giúp bạn vượt qua những khó khăn của cuộc đời. Đừng mong muốn người khác hiểu bạn trước, trong khi bạn không thấu hiểu gì về họ. Hãy hiểu cho bố mẹ, hãy hiểu cho anh chị em của bạn trước, khi bạn dành tình thương sự quan tâm cho gia đình, gia
đình cũng sẽ quan tâm và thấu hiểu cho những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn.

Đối với những người không học đại học, đang làm những công việc bán thời gian, học nghề hay chuẩn bị đi xuất khẩu lao động sẽ có những lúc bế tắc, mệt mỏi. Lúc đó bạn nghĩ mình sẽ cần ai bên cạnh? Chúng ta cần người thân, người yêu, người bạn và một người cố vấn hướng dẫn (mentor).

Không phải để nghe câu: không sao đâu, dù thất bại thì hãy cứ làm đi. Mà là câu nói: Hãy cố lên, chỉ cần thế thôi đã quá đủ rồi. Những mối quan hệ chất lượng sẽ tạo nên cuộc sống của bạn. Và không học đại học không phải là dấu chấm hết.

Trích từ chương 1: Bẻ gãy niềm tin sai lệch sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng

Có thể bạn quan tâm:

THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI THỊNH VƯỢNG – CẨM NANG XÂY DỰNG MỘT CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề