fbpx

Bẫy “thâm niên” khiến bạn dễ bị đào thải như thế nào?

Doanh nghiệp không còn trả lương cho nhân viên theo thâm niên mà theo hiệu suất công việc? Vậy với những người có “thâm niên” làm việc, họ cần làm gì để thích nghi trước bối cảnh này? 

1. Lý do khiến người có thâm niên cao dễ mất việc

– Sự thay đổi của thị trường lao động: Sau đại dịch Covid-19, xu hướng việc làm dịch chuyển theo hướng Online nhiều hơn, kèm theo những yêu cầu cao hơn trong việc xử lý đa tác nhiệm cùng với việc ứng dụng công nghệ. Rất nhiều công việc đã được AI xử lý một cách tinh gọn và hiệu quả, kéo theo những kỹ năng, bằng cấp cũ kỹ của người lao động không còn phù hợp với thị trường hiện tại.

– Thiếu tính linh hoạt: Người có thâm niên có xu hướng gắn bó với cách làm việc truyền thống và e ngại thay đổi. Điều này khiến họ khó thích nghi với môi trường làm việc mới và các công nghệ mới. 

– Mức lương cao: Do có nhiều kinh nghiệm, người có thâm niên cao thường đòi hỏi mức lương cao hơn. Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, doanh nghiệp có thể ưu tiên tuyển dụng nhân viên trẻ với mức lương thấp hơn.

– Thiếu hụt cơ hội thăng tiến: Ở một số công ty, cơ hội thăng tiến cho các vị trí cao cấp có thể hạn chế, dẫn đến việc người có thâm niên cao khó có thể phát triển hơn nữa trong sự nghiệp.

2. Ví dụ về 3 nhóm nhân viên điển hình khi thâm niên tăng lên 

Một số người sai lầm khi tin rằng vị trí càng trở nên an toàn khi họ ở công ty lâu hơn. Tuy nhiên, năng suất cũng phải tăng để theo kịp đà tăng lương. 

Nếu năng suất không tăng nhưng chi phí mà người sử dụng lao động mất cho bạn nhiều hơn thì giá trị của bạn càng giảm khi bạn càng có thâm niên ở công ty.

Hãy tưởng tượng một nhân viên được thuê với mức lương 400 đô la/tuần và đạt được 1.000 đô la năng suất mỗi tuần. giá trị ròng của anh ấy đối với công ty là 600 đô la/tuần. Bây giờ, giả sử mỗi năm anh ta được tăng lương 50 đô la/tuần và xem điều gì có thể xảy đến với anh ta trong 5 năm nữa.

3. Cách để người có thâm niên cao tìm kiếm việc làm như ý

– Cập nhật kỹ năng: Học tập liên tục là cách thức giúp người lao động cập nhật được kiến thức mới cũng như đây là cơ hội để trau dồi các kỹ năng mới, bắt kịp xu hướng thị trường. Bạn có thể chọn các khóa học trực tuyến, các khóa học theo nhóm, các hội thảo chuyên ngành hoặc tự học qua sách vở. Mỗi ngày dành ra 60 phút để học tập, bền bỉ trong 365 ngày bạn sẽ thấy kỹ năng và cơ hội được rộng mở hơn. 

– Nâng cao khả năng thích ứng: Trở thành một người có thể thích nghi trong mọi hoàn cảnh là yếu tố được cách nhà tuyển dụng đánh giá cao. Điều này giúp bạn ngầm nói với nhà tuyển dụng bạn luôn sẵn sàng cho những thử thách mới và sẵn sàng làm những điều mới mẻ dù bạn đã có 5 – 10 hay 20 năm thâm niêm trong nghề. 

– Thay đổi tư duy về mức lương: Bạn có thể chọn gắn bó với công ty hiện tại và đàm phán lại về hợp đồng lao động với các điều khoản về phúc lợi thâm niên hoặc đánh giá hiệu quả công việc theo doanh số,… hoặc bạn chọn chuyển dịch và nộp đơn vào một công ty khác. Hãy lưu ý rằng, mức lương có thể không cao như trước đây, nhưng hãy nỗ lực chọn một môi trường làm việc tốt, cơ hội phát triển và chế độ đãi ngộ hợp lý, rồi năng lực của bạn sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn xứng đáng được ngồi.

– Mở rộng mạng lưới quan hệ: Tuyển dụng qua vòng tròn mối quan hệ không còn xa lạ, nhiều người tham gia các dự án xã hội hoặc kết nối với những người có ảnh hưởng cũng bởi vì họ muốn làm việc trong tổ chức đó. Net work = Net worth (kết nối = tài sản ròng), do đó, hãy tích cực chia sẻ trong các cộng đồng chuyên môn và mở rộng networking, bạn sẽ có thêm nhiều cơ hội việc làm thông qua các mối quan hệ đấy. 

– Tự tin vào bản thân: Đây là một trong số những yếu tố mà bạn cần thể hiện trong chuyên môn và khi gặp nhà tuyển dụng. Tin tưởng vào kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân, bạn có thể tạo ra những kết quả mới. Nổi bật bản thân bằng những thành tích đã đạt được và thể hiện sự nhiệt huyết với công việc. Bạn sẽ không còn sợ “thâm niên” là rào cản trên bước đường hướng đến thành công trong sự nghiệp. 

Những siêu sao nơi công sở họ xứng đáng với từng xu mà họ được trả. Điều này sẽ không thay đổi cho dù họ đã gắn bó với công ty bao lâu đi chăng nữa. Hãy xem kỹ sao kê tiền lương của bạn và tự hỏi bản thân “Tôi có thực sự đáng giá như vậy không?”, nếu mức lương hiện tại bạn vẫn chưa hài lòng, hãy gia tăng giá trị của bản thân cho công ty hơn nữa. 

Happy Live Team

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách TRỞ THÀNH “ÁT CHỦ BÀI” CÔNG SỞ

ĐẶT MUA NGAY

Các viết cùng chủ đề