fbpx

Benjamin Franklin: Đầu tư vào tương lai 200 năm sau

Hơn 200 năm trôi qua sau chiến thắng cuộc cách mạng và xây dựng nên một quốc gia hùng mạnh, các nhà lập quốc tiếp tục tạo ra những khác biệt trong đời sống của mọi người. Nhưng có một người thậm chí còn để lại tác động trực tiếp mãi cho đến bây giờ, chính nhờ vào hiểu biết tài chính sâu sắc của ông.

Benjamin Franklin: Đầu tư vào tương lai 200 năm sau

Benjamin Franklin – một chính trị gia, một nhà khoa học, một tác giả, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu – đã thiết lập hai khoản đầu tư nhỏ trong chúc thư của mình. Và hiện chúng vẫn tài trợ cho các hoạt động giáo dục của sinh viên thế kỷ 21. Hơn 225 năm sau ngày mất của ông, các khoản đầu tư này tiếp tục để lại bài học giá trị cho các nhà đầu tư ngày nay.

Câu chuyện ít được biết đến này về Franklin dựa trên lời khuyên đơn giản về tiết kiệm và sống giản dị có trong tác phẩm “Poor Richard’s Almanack” (Alamac của Richard nghèo) của ông. Đó là câu chuyện làm sáng tỏ hiểu biết sâu sắc của ông về sức mạnh của lãi kép – chiến lược tái đầu tư cổ tức và các nguồn lợi nhuận khác theo thời gian.

“Đừng lãng phí thời gian hay tiền bạc, mà hãy tận dụng hết khả năng.” – Benjamin Franklin –

Tầm nhìn xa của ông xuất phát từ mối liên hệ với tiền trong suốt cuộc đời mình. Tuy thiếu thốn tiền bạc từ nhỏ, từ công việc chân tay trong một tiệm in, ông xoay sở kiếm sống và tích lũy tài sản để nghỉ hưu sớm. Từ đó mở ra những cơ hội khác trong khoa học, chính trị. Ông thậm chí còn đóng vai trò quan trọng trong việc xin trợ giúp tài chính từ Pháp cho cuộc chiến cách mạng.

“Ông có tính tiết kiệm, thận trọng, chăm chú. Ông khá miễn cưỡng trước các khoản nợ, nhưng lại không ngại cho người khác mượn để họ có thể thành công,” – Page Talbott, chủ tịch và CEO của Hiệp hội lịch sử Pennsylvania cho biết.

Tiểu sử

Franklin mở rộng kinh doanh in báo sang tiền. “Nghề in tiền tệ trùng hợp với mối quan tâm của ông trong nhiều lĩnh vực,” Talbott chia sẻ. Cùng với người bạn của mình là Joseph Breintnall, họ đã tạo ra một cách in chuyên biệt tránh bị làm giả.

Đổi mới mang tính đột phá này góp phần vào sự thành công về tài chính cho Franklin. Nó cho phép ông kiếm được công việc in tiền ở nhiều thuộc địa, bằng cách tạo ra các nhượng quyền thương mại.

Benjamin Franklin: Đầu tư vào tương lai 200 năm sau

Ông hoàn toàn có thể nghỉ hưu ở tuổi 42, theo Gordon Wood – Giáo sư Đại học Alva O. Way tại Đại học Brown “Ông ấy là một trong những người giàu nhất ở Philadelphia, nếu không nói là tất cả các thuộc địa.”

Franklin có một niềm tin mạnh mẽ rằng nếu bạn đã đủ giàu rồi, bạn nên nghỉ hưu và cống hiến vì lợi ích cộng đồng.

Và đó chính xác là những gì ông ấy đã làm. Ông đã thành lập thư viện công và sở cứu hoả đầu tiên tại Mỹ cũng như Junto, một câu lạc bộ thảo luận chính trị. Ông cũng là người đầu tiên biểu đồ Dòng Vịnh. Ông được bầu làm chủ tịch đầu tiên của Hội Triết học Mỹ. Trong thập niên 70, Franklin trở thành bộ trưởng của Pháp và giúp soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập và sau đó là Hiến pháp Hoa Kỳ.

Chúc thư

Vào cuối cuộc đời, Franklin muốn đóng góp trở lại cho Boston và Philadelphia, những thành phố ông gọi là nhà. Khi qua đời ngày 16/4/1790, ông để lại 1.000 bảng Anh (khoảng 4.500 đô la vào thời điểm đó) cho mỗi thành phố – nhưng số tiền đó bị ràng buộc bằng một điều khoản lớn.

Mỗi khoản tiền phải được đầu tư vào một quỹ tín thác trong 100 năm, sau đó khoảng 75 phần trăm có thể dùng để giúp đỡ các thương gia và tài trợ cho các công trình. Số còn lại sẽ đầu tư thêm 100 năm nữa, sau đó sẽ trao lại trọn vẹn cho các thành phố.

Sau 100 năm đầu tiên, nhờ vào lãi kép, các quỹ tín thác ở Boston và Philadelphia tương ứng kiếm được gần 400.000 đô la và 100.000 đô la trước khi giải ngân. Vào năm 1990, số tiền còn lại đã tăng lên thành 4,5 triệu đô la đối với Boston và 2 triệu đô la đối với Philadelphia. Tất cả là thành quả của lãi kép. Hai mươi lăm năm sau, một phần của số tiền đó vẫn còn, và tiếp tục sử dụng theo mong muốn của Franklin.

Phần lớn số tiền còn lại chuyển vào quỹ học bổng ở cả hai thành phố cho sinh viên thương nghiệp. Vào năm 1908 tại Boston, một phần trong đợt giải ngân đầu tiên khoảng 300.000 đô la đóng góp để thành lập Viện Công nghệ Benjamin Franklin (sau đó mang tên Franklin Union) với sự giúp đỡ của Andrew Carnegie. Năm 1993, nó nhận phần giải ngân cuối cùng trên 4,5 đô la triệu. Nhà trường hiện trích xuất phần nào số tiền cho học bổng, chỉ một phần nhỏ trong số tiền hơn 2 triệu đô la trích cho sinh viên hàng năm.

“Chịu khó, kiên nhẫn, tiết kiệm tạo nên sự giàu có” – Benjamin Franklin –

Tại Philadelphia, khoản đầu tư của Franklin đi đến Quỹ Philadelphia, một tổ chức cộng đồng phi lợi nhuận với sứ mệnh tài trợ cho các cơ hội giáo dục và cải thiện cuộc sống ở miền Nam Pennsylvania. Quỹ Philadelphia giúp đỡ các sinh viên như Hakim Ben-Abdou trở thành kỹ sư điện“Thật tuyệt khi sau 200 năm, tôi có thể đi học nhờ vào số tiền ông tiết kiệm được ngần ấy năm,” anh chia sẻ.

Tuy di sản đã cung cấp học bổng cho nhiều sinh viên ở Boston và Philadelphia, Anthony Benoit, chủ tịch Viện Công nghệ Benjamin Franklin, hiểu rằng nó sẽ không kéo dài mãi mãi.

“Những gì chúng tôi thực sự trông cậy vào lúc này là những Franklin ngày nay – những người làm việc chăm chỉ và nhiệt thành đầu tư cho thế hệ tiếp theo.”

Đầu tư

Một Benjamin Franklin hiện đại không nhất thiết phải là nhà đổi mới và chính khách. Mọi người đều học theo bước chân của ông ấy đơn giản bằng cách đầu tư cho tương lai – dù đó là mục tiêu cá nhân hay hạnh phúc của thế hệ mai sau.

Benjamin Franklin dự đoán lợi tức đầu tư 5%. Và lợi nhuận thực tế của ông đạt gần 4%.

Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư hiện đại có thể tận dụng chính chiến lược thành công của Franklin: lãi kép. Chiến lược đơn giản là tái đầu tư lợi nhuận, cổ tức và các khoản lợi nhuận khác từ khoản đầu tư ban đầu.

Di sản của Franklin mất 200 năm mới tăng trưởng như vậy. Nó vẫn tiếp tục sinh lời. “Hiệu ứng hòn tuyết lăn xuất hiện trên lợi nhuận liên tục sản sinh từ khoản đầu tư ban đầu cho bạn lợi nhuận kép,” Dan O’Lear, phó chủ tịch của Franklin Templeton Investments cho biết.

Benjamin Franklin: Đầu tư vào tương lai 200 năm sau

 

Nguồn: The New York Time, Happy Live dịch

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề