Biến thể của phạm vi giao dịch: Phạm vi hội tụ
Một biến thể phổ biến của phạm vi giao dịch là phạm vi hội tụ – khi thị trường liên tiếp tạo ra những dao động nhỏ hơn, như thể đang nhắm vào một mức giá mục tiêu.
Phạm vi giao dịch là giai đoạn có sự đồng thuận tương đối, khi mà thị trường có xu hướng giao dịch quanh một mức giá cân bằng. Một biến thể phổ biến của phạm vi giao dịch là thị trường liên tiếp tạo ra những dao động nhỏ hơn, như thể đang nhắm vào một mức giá mục tiêu. Các rìa của phạm vi này dường như sẽ hội tụ vào một điểm nào đó và mô hình này thường trông giống một hình tam giác trên biểu đồ, như trong hình,
Giả định thông thường sẽ là những hình tam giác này thiết lập các giao dịch đột phá tốt và có nhiều quy tắc về hướng và mục tiêu giá cho những đột phá này. Tôi không thấy không có bất kỳ quy tắc vừa kể trên nào có hiệu quả hoặc đáng tin cậy vì tỷ lệ thành công và thất bại của chúng là như nhau.
Tôi chỉ có một quy tắc đơn giản với mô hình tam giác: Không đi ngược với hướng của đột phá mô hình đầu tiên. Mặc dù những đột phá này có thể không đủ tin cậy hoặc nhất quán để xây dựng một chương trình giao dịch, nhưng bạn chắc chắn không muốn chọn nhầm hướng của một động thái mạnh mẽ thoát ra khỏi bất kỳ kiểu tích lũy nào.
Những biến thể của các phạm vi hội tụ
Bao gồm nhiều cái tên như tam giác cân, tam giác tăng dần hay tam giác giảm dần, cái nêm, cờ tam giác,… thường kèm với tiêu chí “khối lượng thanh khoản rất quan trọng với các mô hình này” (Làm sao họ biết được điều đó?). Đa số chúng thường được coi là mô hình tiếp diễn, nhưng, đối với tôi về cơ bản chúng đều là một. Những mô hình cho thấy rõ biến động bị nén lại làm chúng ta nghĩ ngay đến sự đột phá và tiếp tục của nó khi thoát ra khỏi phạm vi.
Có một ngoại lệ khá quan trọng: tam giác tăng dần (xem Hình 4.20), các dao động giảm liên tiếp ngày càng ngắn lại (đáy cao hơn) khi tiến vào một ngưỡng kháng cự được xác định chắc chắn (ngược lại với xu hướng giảm). Mô hình này thường cho thấy niềm tin của người mua gia tăng, bằng chứng là sự từ chối giá ở kháng cự bị suy yếu, và thường dẫn đến sự bứt phá trên kháng cự đó. Đây là một mô hình thiết lập các giao dịch đột phá tốt.
Bất cứ khi nào thị trường có biến động lớn, đột ngột theo một hướng nào đó, sau đó là một động thái tương tự theo hướng ngược lại, thì điều này cho thấy sự bối rối của những người tham gia thị trường khi xử lý thông tin gây ra cú sốc giá. Thông thường, theo sau loại biến động giá này, thị trường sẽ tích lũy một thời gian, rất có thể là trong một hình tam giác hội tụ nào đó.
Lưu ý:
Các nhà giao dịch rất hay phải chịu thua lỗ nặng trong những giai đoạn này vì đầu tiên họ bị thu hút bởi thị trường bởi các biến động giá lớn, và sau đó lại bị cuốn vào các dao động ngẫu nhiên trong tam giác. Nếu hiểu được rằng hai biến động đột biến ngược hướng diễn ra liên tiếp nhau thường tạo ra một tam giác và một môi trường giao dịch tồi tệ, bạn có thể không bị mất tiền.
Trích trong quyển quyển sách “The Art & Science of Technical Analysis – Phân tích Kỹ thuật: Sự kết hợp giữa Khoa học và Nghệ thuật trong đầu tư chứng khoán”
Sự kết hợp giữa KHOA HỌC và NGHỆ THUẬT trong đầu tư chứng khoán