fbpx

Bộ ba câu hỏi giúp bạn quản lý rủi ro trong Day Trading (Giao dịch trong ngày)

Bộ ba câu hỏi giúp bạn quản lý rủi ro trong Day Trading. Bạn có thể quản lý rủi ro bằng cách nào? Về cơ bản, bạn có ba bước trong việc quản lý rủi ro. Bạn cần tự hỏi:

Câu hỏi 1: Tôi có giao dịch đúng cổ phiếu không?

Hãy nhớ rằng quản lý rủi ro bắt đầu từ việc chọn đúng cổ phiếu để giao dịch. Bạn có thể có nền tảng và công cụ giao dịch tốt nhất, bạn cũng là bậc thầy của nhiều chiến lược, nhưng nếu giao dịch sai cổ phiếu, bạn chắc chắn sẽ vẫn mất tiền. Trước tiên, bạn phải tránh các cổ phiếu:

(1) được giao dịch khối lượng lớn bởi máy tính và nhà giao dịch tổ chức

(2) có khối lượng giao dịch tương đối nhỏ

(3) cổ phiếu penny dễ bị thao túng

(4) không có bất kỳ lý do nào để di chuyển (không có chất xúc tác của yếu tố cơ bản)

Bộ ba câu hỏi giúp bạn quản lý rủi ro trong Day Trading (Giao dịch trong ngày)

Câu hỏi 2: Tôi nên giao dịch với khối lượng bao nhiêu?

Một cổ phiếu, 10 cổ phiếu hay 100 cổ phiếu? Còn 1.000 cổ phiếu thì sao?

Điều này phụ thuộc vào quy mô tài khoản và mục tiêu trong ngày của bạn. Nếu bạn đang nhắm mục tiêu 1.000 đô la một ngày, thì 10 hoặc 20 cổ phiếu có thể không đủ. Bạn phải lấy thêm cổ phần hoặc tăng quy mô tài khoản của bạn.

Nếu bạn không có đủ tiền để giao dịch cho mục tiêu trong ngày 1.000 đô la, bạn nên hạ mục tiêu trong ngày của mình. Tôi đang giữ khoảng 25.000 đô la trong tài khoản giao dịch của mình và tôi thường chọn 800 cổ phiếu để giao dịch. Mục tiêu hàng ngày của tôi là 500 đô la hay 120.000 đô la/năm. Như vậy là đủ cho lối sống của tôi. Vậy mục tiêu giao dịch của bạn là gì?

Bộ ba câu hỏi giúp bạn quản lý rủi ro trong day trading – giao dịch hàng ngày

Câu hỏi 3: Điểm dừng lỗ của tôi ở đâu?

Rủi ro tối đa tuyệt đối cho bất kỳ giao dịch nào của một nhà giao dịch là 2% vốn chủ sở hữu tài khoản của mình. Ví dụ, nếu bạn có tài khoản 30.000 đô la, bạn không nên mạo hiểm hơn 600 đô la cho mỗi giao dịch. Và nếu bạn có tài khoản 10.000 đô la, bạn không nên mạo hiểm hơn 200 đô la. Nếu tài khoản của bạn nhỏ, hãy giới hạn lượng cổ phiếu giao dịch. Nếu bạn thấy một giao dịch hấp dẫn, nhưng một điểm dừng hợp lý cao hơn 2% số tiền bạn chấp nhận gặp rủi ro, thì hãy bỏ qua giao dịch đó và tìm kiếm một cơ hội khác. Bạn có thể mạo hiểm ít hơn, nhưng không bao giờ nên mạo hiểm nhiều hơn. Bạn phải tránh rủi ro vượt quá 2% cho một giao dịch.

Để minh họa rõ hơn cho điều này, hãy quay trở lại ví dụ về MOH trong vài trang trước. Nếu bạn có tài khoản 40.000 đô la, quy tắc 2% sẽ hạn chế rủi ro của bạn đối với bất kỳ giao dịch nào tại mức 800 đô la. Giả sử bạn muốn thận trọng và chỉ chịu rủi ro 1% trong tài khoản đó hay 400 đô la. Đây chính là bước 1.

Khi bạn theo dõi MOH, bạn sẽ thấy một tình huống giá phát triển theo chiến lược đường VWAP có thể hoạt động hiệu quả nghiêng về lợi thế của bạn. Bạn quyết định SHORT cổ phiếu ở 50 đô la và muốn mua lại chúng ở 48,8 đô la, với mức dừng lỗ ở 50,4 đô la. Bạn sẽ gặp rủi ro 0,4 đô la mỗi cổ phiếu. Đây chính là bước 2 của kiểm soát rủi ro.

Happy Live Team

Nguồn: sách Kỹ thuật giao dịch để kiếm tiền hàng ngày trên thị trường chứng khoán

Có thể bạn quan tâm:

Kỹ thuật giao dịch để kiếm tiền hàng ngày trên thị trường chứng khoán

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề