fbpx

Bỏ qua yếu tố văn hóa – Quảng cáo Shopee của BlackPink bị cấm tại Indonesia

Tháng 11/2018 vừa qua, Shopee cho ra mắt quảng cáo mới với sự xuất hiện của nhóm nhạc nữ đình đám K-pop BlackPink. Quảng cáo này được tun ra tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam.

Giai điệu hit năm 2018 “DDU-DU DDU-DU” quen thuộc cùng với độ “hot” từ các cô gái xứ Hàn đã tạo nên hiệu ứng tích cực cho Shopee. Tuy nhiên, điều đáng tiếc không mong muốn đã xảy ra khi quảng cáo Shopee của BlackPink bị cấm tại Indonesia do vi phạm thuần phong mỹ tục.

Quảng cáo Shopee của BlackPink bị cấm tại Indonesia: Bài học văn hóa địa phương cho thương hiệu!
Quảng cáo Shopee của BlackPink bị cấm tại Indonesia: Bài học văn hóa địa phương cho thương hiệu!

Sai lầm của Shopee khi bỏ qua yếu tố đặc trưng của văn hóa Indonesia

Trang thương mại điện tử Đông Nam Á Shopee đang thực hiện một chiến dịch với các đại sứ thương hiệu khu vực của nhóm nhạc nữ K-pop Blackpink với quảng cáo có sự tham gia của các thành viên trong nhóm trong giai điệu bản hit “DDU-DU DDU-DU”. Tưởng chừng như sẽ chỉ có thành công cho nước đi này bởi các quốc gia Đông Nam Á luôn sở hữu lượng fans K-pop hùng hậu. Thế nhưng ngày 11/12, Ủy ban Phát thanh Truyền hình Indonesia (KPI) đã đưa ra cảnh báo ngừng phát sóng clip quảng cáo này của Shopee tới 11 đài truyền hình trong nước bởi quảng cáo đã vi phạm các quy tắc về chuẩn mực đạo đức tại Indonesia.

Cảnh báo từ chính phủ thực sự đã diễn ra khá nhanh sau khi một bản kiến ​​nghị trực tuyến của giảng viên báo chí Maimon Herawati với lời kêu gọi gỡ quảng cáo này khỏi sóng truyền hình, chiến dịch chỉ trích trang thương mại điện tử cũng như quảng cáo của BlackPink dần lan rộng. Bài kêu gọi tẩy chay quảng cáo Shopee với sự kết hợp của BlackPink đã thu hút được hơn 100.000 chữ ký ủng hộ chỉ trong 2 ngày. Chưa dừng lại ở đó, những người ký tên vào bản kiến ​​nghị cũng đe dọa sẽ tẩy chay cả dịch vụ mua sắm trực tuyến này nếu như họ không nhanh chóng thay đổi người mẫu quảng cáo. Một số người thậm chí còn đi xa đến mức kêu gọi tẩy chay cả concert của BlackPink tại Jakarta dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 1/2019.

Người đứng đầu ủy ban Hardly Stefano đã đưa ra một cảnh báo khá đáng ngại cho cả các đài truyền hình và thương hiệu nói rằng nội dung của loại này có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt tiếp theo.

Người đứng đầu ủy ban Hardly Stefano đã đưa ra một cảnh báo khá đáng ngại cho cả các đài truyền hình và thương hiệu nói rằng nội dung của loại này có thể dẫn đến các lệnh trừng phạt tiếp theo.

Indonesia là quốc gia có dân số Hồi giáo lớn nhất thế giới. Phụ nữ của nước này không được dùng trang phục hở các bộ phận nhạy cảm. Trong khi đó, các cô gái nhóm nhạc BlackPink trong quảng cáo của Shopee lại mặc váy ngắn lộ đùi hay áo croptop khoe eo thon. Thêm vào đó, điệu nhảy quyến rũ trong quảng cáo được cho là quá khiêu khích, gây ảnh hưởng xấu tới trẻ em đất nước này.

Trang phục như BlackPink mặc trong quảng cáo khá năng động và đẹp ở hầu hết các quốc gia. Kể cả những quốc gia có văn hóa khắt khe như Việt Nam thì trang phục trong quảng cáo này vẫn không hề gây nên tranh cãi, thậm chí còn được cộng đồng mạng hưởng ứng. Tuy nhiên, quảng cáo này của Shopee vẫn dành cho Indonesia mà quên mất rằng hình ảnh với trang phục của BlackPink không phù hợp với văn hóa của Indonesia.

Kết luận

Mỗi xã hội có một lối sống, cách cư xử, phong cách ăn mặc, chuẩn mực cho hành vi xã hội, nghi lễ, tôn giáo, giá trị và ngôn ngữ. Những điều này ảnh hưởng đến cách các thông điệp được nhận bởi các cá nhân tại các khu vực địa phương khác nhau.

Quảng cáo sáng tạo, bắt trend, có sự xuất hiện những Influencer nhưng cũng không thể bỏ qua yếu tố văn hóa. Việc quảng cáo của BlackPink cho Shopee bị cấm tại Indonesia chính là lời cảnh tỉnh cho các thương hiệu. Quảng cáo, truyền thông hay làm thương hiệu trước hết hãy hiểu khách hàng của bạn, đặc biệt là yếu tố văn hóa địa phương.

Nguồn: Dna Branding

Các viết cùng chủ đề