fbpx

Bối cảnh lịch sử của nến Nhật (Phần 2)

Thị trường gạo ban đầu phát triển tại sân nhà của Yodoya được thể chế hóa sau khi Sàn giao dịch gạo Dojima được thành lập vào cuối những năm 1600 ở Osaka. Các nhà giao dịch tại Sàn giao dịch tiến hành phân loại gạo và thỏa thuận để thiết lập giá. Cho đến năm 1710, Sàn giao dịch tiến hành các giao dịch trên gạo thực.

Tại Osaka, Yodoya Keian đã trở thành một thương nhân hỗ trợ chiến tranh cho Hideyoshi (một trong ba vị tướng quân sự vĩ đại thống nhất Nhật Bản). Yodoya có tài thiên phú trong việc vận chuyển, phân phối và thiết lập giá gạo. Sân trước nhà của Yodoya trở nên quan trọng đến nỗi lần trao đổi gạo đầu tiên đã phát triển ở đó. Ông trở nên rất giàu có – hay nói đúng hơn là quá giàu. Năm 1705, Mạc phủ (Bakufu – chế độ quân sự do Mạc chúa lãnh đạo) đã tịch thu toàn bộ tài sản của ông vì cho rằng ông sống quá xa xỉ và không phù hợp với giai cấp xã hội của mình. Mạc phủ đã lo ngại về quyền lực ngày càng bành trướng của một số thương nhân. Năm 1642, một số quan chức và thương nhân đã tìm cách lũng đoạn thị trường gạo. Họ phải chịu hình phạt rất nghiêm khắc: con cái bị xử tử, thương nhân bị lưu đày, và của cải bị tịch thu.

Thị trường gạo ban đầu phát triển tại sân nhà của Yodoya được thể chế hóa sau khi Sàn giao dịch gạo Dojima được thành lập vào cuối những năm 1600 ở Osaka. Các nhà giao dịch tại Sàn giao dịch tiến hành phân loại gạo và thỏa thuận để thiết lập giá. Cho đến năm 1710, Sàn giao dịch tiến hành các giao dịch trên gạo thực. Từ năm 1710 trở về sau, Sàn giao dịch gạo bắt đầu phát hành và chấp nhận giấy biên lai kho gạo. Những giấy biên lai kho gạo được gọi là phiếu gạo (rice coupon). Phiếu gạo đã trở thành loại Hợp đồng tương lai đầu tiên từng được giao dịch.

Bối cảnh lịch sử của nến Nhật (Phần 2)
Sàn giao dịch gạo Dojima ở Osaka

HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI đầu tiên ra đời như thế nào?

Việc môi giới giao dịch gạo đã trở thành nền tảng cho sự thịnh vượng của Osaka. Có hơn 1.300 đại lý gạo vào thời đó. Vì không có chuẩn tiền tệ nào (những nỗ lực để hình thành tiền đồng trước đó đã thất bại do giá trị của tiền xu bị giảm), gạo trở thành phương tiện trao đổi chính. Khi cần tiền, Daimyo (lãnh chúa) sẽ gửi số gạo dư của mình đến Osaka và trữ chúng trong một nhà kho mang danh mình. Ông sẽ nhận một phiếu gạo mang tính chất giống như biên lai cho số gạo này và có thể bán phiếu gạo này bất cứ khi nào vị lãnh chúa muốn. Các lãnh chúa phải đối mặt với rất nhiều vấn đề ngân khố, do vậy họ thường bán phiếu gạo trước khi lần nộp thuế gạo kế tiếp (thuế nộp cho lãnh chúa được trả bằng gạo – thường là 40% đến 60% vụ mùa của nông dân). Đôi khi vì vậy mà các vụ lúa trong vài năm bị đem ra thế chấp. Người ta mua bán phiếu gạo rất thường xuyên. Các phiếu gạo lấy căn cứ trên hoạt động giao gạo trong tương lai trở thành loại Hợp đồng tương lai đầu tiên của thế giới. Sàn giao dịch Gạo Dojima, nơi giao dịch các phiếu này, đã trở thành Sàn giao dịch Hợp đồng tương lai đầu tiên trên thế giới. Phiếu gạo còn được gọi là “phiếu gạo trống” (empty rice coupon – nghĩa là không sở hữu gạo thực tế). Tôi xin cung cấp một thông tin để bạn có thể hình dung mức độ phổ biến của giao dịch Hợp đồng tương lai gạo: Trong năm 1749, tổng số phiếu gạo rỗng giao dịch tại Osaka có giá trị là 110.000 kiện (gạo buôn bán theo kiện). Tuy nhiên, trên thực tế, khắp Nhật Bản chỉ có 30.000 kiện gạo.

Bối cảnh lịch sử của nến Nhật (Phần 2)
Munehisa Homma

Sự thống trị của Gia tộc Homma trên thị trường gạo

Trong bối cảnh lịch sử này, Homma xuất hiện và được xem là “vị chúa của thị trường”. Munehisa Homma sinh năm 1724 trong một gia đình giàu có. Gia tộc của ông giàu đến mức thời ấy có câu: “Trở thành người gia tộc Homma khó quá, thà tìm cách làm điền chủ còn dễ dàng hơn”. Năm 1750, khi được trao quyền kiểm soát công việc kinh doanh của gia đình, ông bắt đầu giao dịch tại Sàn giao dịch gạo địa phương ở thành phố cảng Sakata. Thành phố này là nơi dự trữ và phân phối gạo. Homma xuất thân từ Sakata nên bạn sẽ thường xuyên bắt gặp cụm từ “Quy tắc của Sakata” trong các tài liệu phân tích nến Nhật Bản. Tất cả đều đề cập đến Homma.

Khi cha của Munehisa Homma qua đời, mặc dù là con út, Munehisa được giao cho việc quản lý tài sản gia tộc (Thời xưa, thường con trai cả trong gia đình sẽ được quyền thừa kế). Nguyên nhân có lẽ là do Munehisa rất am hiểu thị trường. Với tài sản này, ông đến Sàn giao dịch gạo lớn nhất của Nhật Bản thời bấy giờ, Sàn giao dịch gạo Dojima ở Osaka và bắt đầu giao dịch Hợp đồng tương lai gạo.

Sàn giao dịch gạo Dojima ở Osaka

Gia tộc Homma sở hữu rất nhiều đất trồng lúa. Vốn có thế lực, nên họ luôn nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường gạo. Chưa kể, Homma ghi lại chi tiết tình hình thời tiết hàng năm. Ông phân tích giá gạo bắt đầu từ lúc giao dịch gạo được diễn ra ở sân của Yodoya để nghiên cứu về tâm lý của các nhà đầu tư. Thậm chí ông còn thiết lập hệ thống thông tin liên lạc của riêng mình. Ông cho người lên mái nhà để gửi tín hiệu đi bằng cờ vào những thời điểm định trước. Những người này thu hẹp khoảng cách từ Osaka đến Sakata. Sau khi thống trị thị trường Osaka, Homma đến giao dịch tại Edo (Tokyo bây giờ). Ông vận dụng kiến thức của mình và tích lũy được một gia tài kếch xù. Tương truyền, ông đã thành công trong 100 lần giao dịch liên tiếp.

Uy tín của ông lớn đến nỗi có bài hát dân gian ở Edo như sau: “Khi Sakata có nắng (thị trấn của Homma), Dojima (Sàn giao dịch gạo Dojima ở Osaka) âm u và Kuramae (Sàn giao dịch Kuramae ở Edo) mưa xối xả”. Nói cách khác là: khi ở Sakata được mùa, giá gạo giảm trên Sàn giao dịch gạo Dojima và giảm không phanh tại Edo. Bài hát này phản ánh sức ảnh hưởng của Homma trên thị trường gạo. Trong những năm sau đó, Homma trở thành cố vấn tài chính cho chính quyền và được phong samurai danh dự. Ông qua đời năm 1803. Các cuốn sách của Homma về thị trường (Sakata Senho và Soba Sani No Den) được viết vào những năm 1700. Nguyên tắc giao dịch của ông vốn dĩ được áp dụng cho thị trường gạo, về sau được phát triển thành kỹ thuật nến hiện đang được sử dụng tại Nhật Bản.

Nguồn: Trích từ sách Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

Phần 1: Bối cảnh lịch sử của nến Nhật (Phần 1)

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề