fbpx

Bối cảnh lịch sử của nến Nhật (Phần 1)

Một trong số những người đầu tiên và nổi tiếng nhất ở Nhật Bản sử dụng giá quá khứ để dự đoán biến động giá trong tương lai là huyền thoại Munehisa Homma. Ông đã tích lũy được một tài sản phổng lồ nhờ giao dịch trên thị trường gạo những năm 1700 bằng cách sử dụng đồ thị nến.

Chương này cung cấp lịch sử hình thành quá trình phát triển của phân tích kỹ thuật Nhật Bản. Đối với những người đang vội để có thể “thịt” xong cuốn sách (nghĩa là mong đọc xong hết các kỹ thuật và cách sử dụng kỹ thuật nến), bạn có thể bỏ qua chương này, hoăc có thể trở lại sau khi bạn đã hoàn thành phần còn lại của cuốn sách. Phần lịch sử này rất lôi cuốn.

Sự hình thành Đế chế Tokugawa

Một trong số những người đầu tiên và nổi tiếng nhất ở Nhật Bản sử dụng giá quá khứ để dự đoán biến động giá trong tương lai là huyền thoại Munehisa Homma. Ông đã tích lũy được một tài sản phổng lồ nhờ giao dịch trên thị trường gạo những năm 1700. Tuy nhiên, trước khi thảo luận về Homma, tôi muốn cung cấp một cái nhìn tổng quan về nền tảng kinh tế thời bây giờ lúc Homma gặt hái được thành công. Khoảng thời gian đó từ cuối năm 1500 đến giữa năm 1700. Trong thời kỳ này, Nhật Bản đi từ 60 tỉnh thành thống nhất thành một quốc gia, từ đó giao thương ngày càng nở rộ.

Bối cảnh lịch sử Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật (Phần 1)
Nobunaga Oda, Hideyoshi Toyotomi, và Ieyasu Tokugawa

Từ năm 1500 đến năm 1600, Nhật Bản là một quốc gia không ngừng chiến tranh vì Daimyo (lãnh chúa phong kiến) tìm cách kiểm soát các lãnh thổ lân cận. Khoảng thời gian  100 năm giữa 1500 đến 1600 được sử sách gọi là “Sengoku Jidai”, tức “Thời Chiến quốc”. Giai đoạn ấy đầy hỗn loạn. Vào đầu những năm 1600, ba vị tướng kiệt xuất gồm Nobunaga Oda, Hideyoshi Toyotomi, và Ieyasu Tokugawa –  đã thống nhất Nhật Bản trong khoảng thời gian 40 năm. Năng lực cùng những chiến công của họ được tôn vinh trong lịch sử và văn hóa dân gian Nhật Bản. Có một câu nói của người Nhật là: “Nobunaga chất gạo, Hideyoshi nhào bột, Tokygawa ăn bánh”. Nói cách khác, cả ba vị tướng đóng góp cho sự thống nhất của Nhật Bản, nhưng Tokygawa, người cuối cùng trong số những vị tướng vĩ đại này, đã trở thành Mạc chúa, và gia tộc của ông cai trị Nhật Bản từ năm 1615 đến năm 1867. Thời đại này được gọi là Mạc phủ Tokugawa.

Bối cảnh lịch sử Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật (Phần 1)
Mạc phủ Tokugawa

Chiến sự bao trùm Nhật Bản suốt nhiều thế kỷ đã trở thành một phần không thể thiếu trong thuật ngữ nến. Và nghĩ kỹ bạn cũng sẽ thấy giao dịch cũng sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng cần có để giành chiến thắng trong một trận chiến. Những kỹ năng như vậy bao gồm chiến lược, tâm lý, cạnh tranh, rút lui có chiến lược và thậm chí là cả may mắn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi xuyên suốt cuốn sách này, bạn sẽ thấy các cụm từ nến dựa trên các hiện tượng trên chiến trường. Có Tấn công buổi tối và Tấn công buổi sáng (night and morning attack), Mẫu hình Ba chàng lính tiến lên (advancing three soldiers pattern), Phản công (counter attack lines), Bia mộ (gravestone),…

Sự phát triển của Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Tokugawa

Sự ổn định do chế độ phong kiến tập trung của Nhật Bản dưới hệ thống lãnh đạo bởi Tokugawa đã tạo ra các cơ hội phát triển đất nước mới. Nền kinh tế nông nghiệp phát triển, nhưng quan trọng hơn là có sự mở rộng và  thuận tiện trong việc giao thương trong nước. Vào thế kỷ 17, thị trường toàn quốc đã phát triển thành công thay thế hệ thống thị trường địa phương và biệt lập. Khái niệm về thị trường tập trung chính là điều đã gián tiếp dẫn đến sự phát triển của phân tích kỹ thuật tại Nhật Bản.

Bối cảnh lịch sử Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật (Phần 1)

Hideyoshi Toyotomi coi Osaka là thủ đô của Nhật Bản và khuyến khích nơi đây phát triển thành một trung tâm thương mại. Osaka nằm sát biển, đúng lúc việc đi lại trên đất liền chậm chạp, nguy hiểm và tốn kém, nhờ đó, thành phố này trở thành kho hàng quốc gia để dự trữ và phân bổ vật tư. Nó đã phát triển thành thành phố lớn nhất của Nhật Bản về giao thương và tài chính. Sự giàu có và kho vật tư khổng lồ của Osaka đã khiến nơi đây có tên gọi “Nhà bếp của Nhật Bản”.

Osaka đóng góp nhiều cho sự ổn định giá cả bằng cách làm dịu đi sự khác biệt giữa các khu vực về nguồn cung. Ở Osaka, cuộc sống nơi đây tràn ngập khao khát kiếm tiền (trái ngược với các thành phố khác, việc kiếm tiền bị coi thường). Hệ thống xã hội thời đó gồm có bốn giai cấp. Xếp theo thứ tự từ trên xuống là Quân nhân, Nông dân, Nghệ nhân và Thương nhân. Phải đến những năm 1700, các thương gia mới phá vỡ được rào cản xã hội. Thậm chí ngày nay, lời chào truyền thống ở Osaka là “Mokarimakka” có nghĩa là “Bạn có đang kiếm được lợi nhuận không?”

Nguồn: Trích sách Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

Xem tiếp:  Bối cảnh lịch sử của nến Nhật (Phần 2) 

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm

Tuyệt kỹ Giao dịch bằng đồ thị nến Nhật - Japanese Candlestick Charting Techniques

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề