fbpx

Bốn khái niệm kinh tế “bình dân học vụ” giúp bạn giải mã thế giới xung quanh

Bốn khái niệm kinh tế then chốt – sự khan hiếm; cung và cầu; chi phí và lợi ích; động lực – có thể giúp giải thích nhiều quyết định mà con người đưa ra.

4 khái niệm kinh tế “bình dân học vụ”

Mặc dù kiến thức cơ bản về lý thuyết kinh tế không được coi trọng bằng việc cân đối chi tiêu trong gia đình, nhưng các yếu tố được nghiên cứu trong kinh tế học tác động đến từng ngóc ngách trong cuộc sống của chúng ta. Ở cấp độ cơ bản nhất, kinh tế học cố gắng giải thích tại sao và bằng cách nào chúng ta đưa ra những lựa chọn mua hàng.

1. Sự khan hiếm

4 khái niệm kinh tế bình dân học vụ giúp bạn giải mã thế giới xung quanh

Mọi người đều hiểu về sự khan hiếm, dù họ có nhận thức được điều đó hay không, bởi vì mọi người đều từng trải qua những tác động của sự khan hiếm. Sự khan hiếm giải thích vấn đề kinh tế cơ bản: thế giới có nguồn lực hạn chế để đáp ứng những nhu cầu dường như vô hạn. Thực tế này buộc mọi người phải đưa ra quyết định về cách phân bổ nguồn lực theo cách hiệu quả nhất có thể, để đáp ứng được càng nhiều ưu tiên hàng đầu của họ càng tốt.

Ví dụ, với một lượng lúa mì nhất định được trồng mỗi năm. Một số người thích bánh mì, và một số người thích bia. Trong khi đó chỉ có thể sản xuất được một lượng hàng hóa nhất định do sự khan hiếm của lúa mì. Làm thế nào để chúng ta quyết định sản xuất bao nhiêu bột mì để làm bánh mì, và bia? Một cách để giải quyết vấn đề này là hệ thống thị trường do cung và cầu chi phối.

2. Cung và cầu

Cung và cầu

Hệ thống thị trường được thúc đẩy bởi cung và cầu.

Lấy ví dụ về bia, nếu nhiều người muốn mua bia thì nhu cầu về bia được coi là cao. Do đó, bạn có thể tính giá bia cao hơn và kiếm được nhiều tiền hơn trung bình bằng cách sử dụng lúa mì để sản xuất bia, thay vì dùng lúa mì để làm bột mì.

Theo giả thuyết, điều này có thể dẫn đến tình trạng có nhiều người bắt đầu sản xuất bia hơn và sau một vài chu kỳ sản xuất, lượng bia trên thị trường trở nên nhiều hơn nhu cầu cần thiết – hay nguồn cung bia tăng lên – khiến giá bia giảm.

Mặc dù đây là một ví dụ được đơn giản hóa, nhưng xét trên mức độ cơ bản, khái niệm cung và cầu giúp giải thích tại sao sản phẩm phổ biến của năm ngoái lại có giá bằng một nửa so với năm sau.

3. Chi phí và lợi ích

Chi phí và lợi ích

Khái niệm về chi phí và lợi ích liên quan đến lý thuyết lựa chọn hợp lý (và kỳ vọng hợp lý). Khi các nhà kinh tế học nói rằng mọi người hành động hợp lý, có nghĩa là mọi người cố gắng tối đa hóa tỷ lệ lợi ích trên chi phí trong các quyết định của mình.

Nếu nhu cầu về bia cao, các nhà máy bia sẽ thuê thêm nhân công để sản xuất nhiều bia hơn, nhưng chỉ khi giá bia và lượng bia họ bán đủ để trang trải cho các chi phí tăng thêm về lương và vật liệu cần thiết để sản xuất thêm bia. Tương tự, người tiêu dùng sẽ mua loại bia ngon nhất mà họ có đủ khả năng chi trả, nhưng có lẽ không phải là loại bia có hương vị ngon nhất trong cửa hàng.

Khái niệm về chi phí và lợi ích có thể áp dụng cho các quyết định khác không liên quan đến giao dịch tài chính. Sinh viên đại học thực hiện phân tích chi phí-lợi ích hàng ngày bằng cách chọn tập trung vào các môn học nhất định mà họ cho là quan trọng hơn cho thành công của mình. Đôi khi điều này thậm chí có nghĩa là cắt giảm thời gian học các môn học mà họ cho là ít cần thiết hơn.

Mặc dù kinh tế học giả định rằng mọi người nói chung là những người tư duy duy lý, nhưng nhiều quyết định mà con người đưa ra thực sự rất cảm tính và không mang lại lợi ích tối đa cho bản thân. Ví dụ, lĩnh vực quảng cáo lợi dụng xu hướng hành động phi lý trí của con người. Quảng cáo cố gắng kích hoạt các trung tâm cảm xúc của não bộ và đánh lừa chúng ta để đánh giá cao lợi ích của một mặt hàng nhất định.

4. Mọi thứ đều dựa trên động lực

4. Mọi thứ đều dựa trên động lực

Nếu bạn là cha mẹ, ông chủ, giáo viên hoặc bất kỳ ai có trách nhiệm giám sát, bạn có thể đã từng rơi vào tình huống trao phần thưởng hoặc tạo động lực để tăng khả năng đạt được kết quả mong muốn.

Các kích thích kinh tế giải thích cách hoạt động của cung và cầu khuyến khích nhà sản xuất cung cấp hàng hóa mà người tiêu dùng mong muốn và người tiêu dùng thì tiết kiệm các nguồn lực khan hiếm. Khi nhu cầu của người tiêu dùng đối với một mặt hàng tăng lên, thì giá thị trường của mặt hàng đó cũng tăng lên và các nhà sản xuất có động lực sản xuất nhiều mặt hàng hơn vì họ có thể nhận được giá cao hơn.

Mặt khác, khi sự khan hiếm ngày càng tăng của nguyên liệu thô hoặc đầu vào cho một mặt hàng nhất định đẩy giá lên và khiến các nhà sản xuất cắt giảm nguồn cung, thì giá họ tính cho mặt hàng đó tăng lên và người tiêu dùng có động lực để tiết kiệm tiêu dùng mặt hàng này và dành tiền bạc cho những mục đích đem lại giá trị cao nhất cho họ.

Ví dụ khi động lực đi sai hướng: Ở một nhà máy bia nọ, ông chủ muốn tăng sản lượng nên quyết định tạo ra động lực – một khoản tiền thưởng – cho ca sản xuất nhiều chai bia nhất trong một ngày. Nhà máy bia có hai kích cỡ chai: một loại 500 ml và một loại 1 lít. Chỉ sau vài ngày, họ thấy số lượng sản xuất tăng vọt từ 10.000 lên 15.000 chai mỗi ngày.

Vấn đề là động lực họ đưa ra lại tập trung sai vào thứ không cần thiết – số lượng chai chứ không phải tổng thể tích bia. Họ bắt đầu nhận được các cuộc gọi từ nhà cung cấp khi nào các đơn đặt hàng chai 1 lít khi nào mới đến. Bằng cách cung cấp tiền thưởng cho số lượng chai được sản xuất, chủ nhà máy đã tạo điều kiện cho các ca cạnh tranh nhau bằng cách chiết bia vào chai nhỏ hơn.

Khi các động lực được thiết lập đúng hướng với mục tiêu của tổ chức, lợi ích có thể đạt được là rất lớn. Chúng bao gồm chia sẻ lợi nhuận, thưởng theo thành tích và cho nhân viên sở hữu cổ phiếu của công ty. Tuy nhiên, những động lực này có thể đi chệch hướng nếu các tiêu chí để xác định xem động lực được đáp ứng hay không không phù hợp với mục tiêu ban đầu.

Ví dụ, tiền thưởng theo thành tích được xây dựng kém có thể thúc đẩy một số giám đốc điều hành thực hiện các biện pháp cải thiện kết quả tài chính của công ty trong ngắn hạn – chỉ đủ để nhận được tiền thưởng. Về lâu dài, những biện pháp này sau đó lại chứng minh là có hại cho sức khỏe của công ty.

Kết luận

Nhìn chung, bốn khái niệm kinh tế cơ bản là những công cụ vô giá giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh và đưa ra quyết định sáng suốt trong cuộc sống.

– Sự khan hiếm là yếu tố then chốt thúc đẩy con người đưa ra lựa chọn. Khi nguồn lực hạn chế, chúng ta buộc phải cân nhắc kỹ lưỡng cách sử dụng chúng để đạt được lợi ích tối đa.

– Cung và cầu là hai lực lượng chi phối thị trường, quyết định giá cả và sản lượng của hàng hóa.

– Chi phí và lợi ích là yếu tố then chốt trong việc đưa ra quyết định hợp lý, giúp con người lựa chọn phương án mang lại lợi ích cao nhất với chi phí thấp nhất.

– Động lực đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích con người hành động và đạt được mục tiêu.

Hiểu rõ bốn khái niệm này giúp chúng ta đưa ra quyết định sáng suốt hơn trong cuộc sống, từ việc quản lý tài chính cá nhân đến việc điều hành doanh nghiệp. Nhờ đó, chúng ta có thể sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, đạt được mục tiêu và góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.

Nguồn: Investopia, Happy Live dịch

Có thể bạn quan tâm: Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

Basic Economics

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề