fbpx

Đầu tư thông minh vào công ty với giá cả hợp lý

“Cho dù chúng ta đang mua Sock (tất) hay là stock (cổ phiếu) thì tôi đều thích mua chúng khi giá cả của chúng giảm mạnh” – Warren Buffett.

Nhà đầu tư Alexander Phạm cũng có suy nghĩ và cùng tư duy giống như Warren Buffett: Đó cũng chính là cách chúng ta đầu tư “tìm một công ty tuyệt vời mà giá của chúng đang được chiết khấu mạnh.”

1. Tìm mua những tờ 1 đô la với giá 50 xu

Chẳng hạn Món ăn bạn yêu thích là Pizza, bạn đi siêu thị và mua bánh Pizza ở giá niêm yết bởi vì nó thực sự rất ngon. Và bây giờ nó đang có khuyến mãi, đang Sale với giá chỉ bằng 50% với giá niêm yết, vẫn là những chiếc bánh Pizza có chất lượng tuyệt hảo đó. Bạn mua chúng chứ? Đương nhiên rồi phải không?

Ồ, nhưng nếu tiếp tục xảy ra việc như thế này thì sao? Ngày hôm nay bạn quay lại siêu thị và siêu thị lại tiếp tục giảm giá chiếc bánh này thêm 50% nữa, chỉ còn 25% so với giá niêm yết ban đầu, chất lượng thì vẫn y nguyên, date sản phẩm nói cho chúng ta biết đó không phải là sản phẩm cận hạn. Vậy bạn chỉ có họa rất điên nếu như bạn không mua thêm phải không?

Tương tự như vậy đối với cổ phiếu. Trên thị trường chúng ta luôn tìm kiếm những công ty tuyệt vời, chất lượng với giá chỉ bằng một nửa hay nói cách khác đó là chúng ta tìm mua 1 đô la với giá 50 xu.

1.1 Chỉ mua những công ty tuyệt vời

Tất nhiên, hãy nhớ điều này chỉ đúng với các công ty tuyệt vời tức là nó phải có được những yếu tố sau:

1) Bạn phải hiểu công ty đó

2) Nó là công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, MOAT – hay còn gọi là con hào kinh tế

3) Nó được điều hành bởi một đội ngũ những người quản lý có tham vọng và hết mình vì lợi ích của cổ đông. Bạn cần phải tin tưởng những người quản lý này.

1.2 Không mua cổ phiếu rác

Bạn sẽ không thể mua tích trữ những cổ phiếu rác với nợ nần lớn, nợ dài hạn cao ngất và làm ăn ngày càng đi xuống, đặc biệt là những công ty mà luôn luôn có sự bất minh bạch trong điều hành, quản lý: Thí dụ như lãnh đạo nội bộ của công ty đăng kí bán ra rất nhiều cổ phiếu, chất lượng của báo cáo kiểm toán thì luôn rất tệ. Luôn có sự chênh lệch lớn giữa báo cáo tự lập của công ty với báo cáo kiểm toán chẳng hạn về lợi nhuận, doanh thu…

Như vậy tất cả những gì bạn muốn và phải làm là suy nghĩ làm sao để tìm được doanh nghiệp tuyệt vời trị giá 1 đô la mà bạn chỉ phải trả 50 xu thôi.

2. Những cơn bão kinh tế tài chính đáng mong đợi trong khi đám đông quanh bạn đang sợ hãi

Thực sự, thì việc này lại rất đơn giản, về cơ bản bạn cần kiên nhẫn chờ đợi một sự kiện nào đó mà tôi gọi là Event xảy ra trên thị trường. Sự kiện hay Event đó là gì? Đó có thể là sự kiện Bầu Kiên bị bắt vào năm 2012, Giàn khoan HD 981 ở Biển Đông năm 2014, Sự kiện nhân dân tệ bị phá giá rất mạnh vào năm 2015, Sự kiện Brexit vào tháng 6/2016, Sự kiện Tàu chiến hạm sân bay của Mỹ vờn Triều tiên năm 2017 hoặc sự kiện lớn hơn đó chính là khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007-2008.

Các sự kiện này là những cơn bão của thị trường và chúng thực sự như những cơn mưa vàng. Buffett cũng từng chia sẻ khủng hoảng hay các cơn bão của thị trường là những cơn mưa vàng. Việc của bạn là mạnh dạn tìm các xô chứa nước để hứng vàng từ trên trời rớt xuống. Và bạn sẽ kiếm được bộn tiền từ việc mua lại cổ phiếu của những công ty tuyệt vời với giá rẻ mạt trong những sự kiện như vậy.

“Thí dụ với tôi năm 2009 là thời điểm tuyệt vời, tôi mua cổ phiếu NTL và VIS ở thời điểm tháng 3/2009 khi thầy tôi Phil Town có gửi email vào tháng 3/2009 ông nói “It’s time to load the truck, đã đến lúc mua vào rồi đó” và tôi đã mua 2 mã trên. Với NTL và VIS thời điểm đó chúng có giá trên 10 nghìn đồng lúc tôi mua và chúng tăng giá liên tục từ tháng 3 đến tháng tháng 10/2009 và đều vượt 250 nghìn – 280 nghìn/cổ phiếu. Dĩ nhiên, tôi đã kiếm được bộn tiền thời điểm đó.” – nhà đầu tư Alexander Phạm. 

Những cơn bão của thị trường như vậy là cơ hội mua những công ty có nền tảng kinh doanh tuyệt vời nhưng lại bị bán tháo khi thị trường thường xuyên biến động.

3. Ngài thị trường là một quý ông giàu xúc cảm

Nhà đầu tư huyền thoại Benjamin Graham thầy của Buffett cũng chứng minh điều tương tự trong suốt những năm trong đại khủng hoảng 1929-1932 cho tới hết chiến tranh thế giới thứ 2 năm 1945 với lãi kép trong giai đoạn này là trên 20%/năm. Ông làm được điều này chỉ vì ông nhận ra được một quy luật đó là “Ngài thị trường là một quý ông giàu xúc cảm” và thị trường luôn tồn tại những biến động mạnh mẽ giữa tham lam và sợ hãi và khi thị trường bước vào chế độ sợ hãi thì tất cả mọi người hay ngài thị trường sẽ tìm cách bán toàn bộ những doanh nghiệp hay cổ phiếu mà họ có với giá rất rẻ mạt, chỉ để thoát ra khỏi thị trường mà thôi.

Bán được cổ phiếu với họ là ưu tiên hàng đầu vì họ nghĩ rằng họ bán đi và sẽ mua lại với giá rẻ hơn, trong thực tế thì họ không đủ can đảm và không có sự hiểu biết để làm như vậy.

Trong những cơn bão đó, các doanh nghiệp tuyệt vời của chúng ta vẫn vậy, không thay đổi về bản chất và chúng vẫn được điều hành bởi những lãnh đạo có tâm huyết

Đây thực sự là điều rất thú vị khi chúng ta suy nghĩ sâu hơn.

Ngài thị trường là một quý ông bị lưỡng cực về cảm xúc, ông ta hoặc là tham lam quá đà hoặc là hoảng sợ quá lố. Ông ta phải dùng thuốc để kiềm chế cảm xúc của mình hàng ngày. Khi ông ta lạc quan thì ông ta vui vẻ, ca hát và nghĩ rằng mặt trời không bao giờ ngưng tỏa sáng. Trong hoàn cảnh này, chúng ta sẽ là những người bán cổ phiếu của mình.

Còn khi ông ta hoảng loạn cực độ thì ông ta lại rơi vào trạng thái trầm cảm quá đà, ông ta nói đây là dấu chấm hết của thế giới và mặt trời sẽ không bao giờ mọc lại nữa. và trong trường hợp ấy ông ta điều chỉnh lại tâm lý và tìm cách bán đi mọi tài sản, cổ phiếu ở giá rẻ mạt nhất có thể. Trong hoàn cảnh này, chúng ta sẽ là những người mua cổ phiếu.

Chúng ta là những nhà đầu tư và chúng ta tìm kiếm lợi thế của mình khi Ngài thị trường hưng phấn hoặc trầm cảm rất phi lý. Đó là tất cả những gì chúng ta làm?

4. Vậy làm thế nào chúng ta biết được khi nào thì ông ta phi lý?

Bạn phải tìm hiểu động thái của những ông lớn trên thị trường đang hoạt động như thế nào? Hãy theo dõi các quỹ đang đầu tư lớn ở Việt Nam như các quỹ mô phỏng chỉ số ETFs như E1VFM, DB ETF, VNM ETF hay các quỹ của DC Capital, Vina capital hành động trong những báo cáo thị trường hàng tháng của họ, thường được đăng tải trên các trang web của họ nếu họ niêm yết trên các sàn quốc tế như Mỹ, London,…

Bạn phải hiểu kĩ thuật. Các hành vi thay đổi về giá của cổ phiếu được gây ra bởi những dịch chuyển về mua bán của các ông lớn, các con voi trên thị trường. Các con voi và những tay to luôn để lại dấu vết trên chart cổ phiếu với khối lượng, bước giá và những sung lượng khác.

Bạn đơn giản là hãy đứng trên vai những người khổng lồ, tìm hiểu cách những nhà đầu tư thành công khác họ nghĩ gì, làm gì và trong hoàn cảnh của thị trường họ đang mua vào hay bán ra? Những lời khuyên của họ và hãy copy hãy học hỏi họ giống như cách mà Alexander Phạm học hỏi từ người thầy Phil Town vào thời điểm 3/2009.

Nguồn:  Happy Live Sưu tầm

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề