fbpx

Cách Warren Buffett vượt qua giai đoạn drawdown và chiến lược dùng đòn bẩy ít người biết của ông

Đối mặt với thua lỗ, người ta dễ bị kích động hoặc rơi vào những hành động ngoài kế hoạch, điều này đặt ra thách thức đối với nhiều nhà giao dịch, tuy nhiên sụt giảm mạnh là không thể tránh khỏi. Một ví dụ điển hình là Warren Buffett, người đã đối mặt với nhiều lần drawdown lên đến 50%.

“Khi đi qua giai đoạn khó khăn như thế [drawdown], tưởng chừng thời gian giãn ra, tựa hồ nó trôi chậm hơn nhiều và thực sự [đau đớn] khi chịu những khoản lỗ, ngay cả khi sau đó anh có lợi nhuận lớn hơn. Giai đoạn ấy cực kỳ khó khăn.” – nhà đầu tư Lasse Heje Pedersen 

Thực hiện theo một chiến lược định trước là chuyện khó khăn, căng thẳng và đòi hỏi rất kỷ luật để tiếp tục làm điều đúng đắn. Vì khi bắt đầu đối diện với thua lỗ, người ta sẽ dễ hoảng sợ hoặc làm những việc ngoài kế hoạch ban đầu.

Nhiều nhà giao dịch và nhà quản lý phải xử trí với khách hàng, đảm bảo họ lý giải chiến lược và hiểu có thể có những giai đoạn sụt giảm,… Điều này khiến chúng ta nhớ đến vài điều về Warren Bufett (với nhiều lần chịu drawdown đến 50%).

Và cụ thể nó là gì? Mời bạn theo dõi cuộc trò chuyện giữa của tác giả cuốn sách Trend FollowingMichael W. Covel và Lasse Heje Pedersen 

Lasse Heje Pedersen là một nhà kinh tế tài chính người Đan Mạch nổi tiếng với các nghiên cứu về rủi ro thanh khoản và định giá tài sản. Ông là giáo sư khoa Tài chính và Đầu tư Thay thế tại Trường Kinh doanh Stern, Đại học New York (NYU). Ông cũng là chủ tịch tại AQR Capital Management.

Cách Warren Buffett vượt qua giai đoạn drawdown và chiến lược dùng đòn bẩy ít người biết của ông

Michael: Nhiều người không biết Warren Bufett có nhiều lần chịu drawdown đến 50%. Tôi không biết con số chính xác nhưng nếu muốn tạo hiệu suất như ông ấy những năm qua, anh phải sẵn sàng chịu khoảng thời gian sụt giảm nghiêm trọng. Anh bàn về Bufett và lợi thế trong đầu tư của ông. Anh tập hợp những góc nhìn chủ chốt để mọi người suy ngẫm, “Nếu Bufett là nhà đầu tư giá trị, tại sao ông ấy làm tốt hơn mọi người?” Từ đó anh mới phân tích và rút ra lý do ông ấy làm tốt hơn người.

Lasse: Phải. Chúng tôi có dữ liệu hiệu suất của Buffett, xem xét hiệu suất của cổ phiếu Berkshire Hathaway nắm giữ. Như anh biết, Buffett điều hành Berkshire Hathaway, và một cách để xem xét hiệu suất của ông là theo dõi giá cổ phiếu. Nhưng anh cũng có thể thấy các cổ phiếu đại chúng mà ông nắm giữ. Berkshire Hathaway phải đệ trình lên SEC các cổ phiếu đại chúng họ sở hữu, vì vậy chúng tôi có thể tập hợp thành danh mục và mô phỏng danh mục đó cùng một lúc.

Điều đầu tiên chúng tôi xem xét là Warren Bufett giỏi đến mức nào? Anh cần phải giỏi đến đâu để trở thành một trong những người giàu nhất thế giới? Hóa ra tỷ lệ Sharpe của ông ấy chỉ hơn 0.7, giữa 0.7 đến 0.8, điều này khiến rất nhiều người ngạc nhiên khi chúng tôi cho họ xem số liệu, vì họ tưởng ông ấy có tỷ lệ Sharpe trên 1 hoặc thậm chí trên 2, giống nhiều quỹ phòng hộ khoe khoang về những con số trong phạm vi đó. Hóa ra ông có lợi nhuận rất cao, nhưng cũng chịu rủi ro khá lớn, từ đó mới có tỷ lệ Sharpe như vậy, dù vẫn cực kỳ ấn tượng vì nó cao gấp đôi tỷ lệ Sharpe của thị trường.

Với mức rủi ro lớn mà ông chấp nhận, qua quãng thời gian dài, ông đã mang lại lợi nhuận gấp đôi so với lợi nhuận thị trường. Quả thật hiệu suất rất đáng kinh ngạc. Nghiên cứu của chúng tôi không có mục đích hạ thấp thành tích đáng kinh ngạc ấy theo bất kỳ cách nào, nhưng khi các nhà nghiên cứu khác xem xét nó, họ nhận ra ông ấy là nhà đầu tư giá trị. Ông ấy bàn về việc là nhà đầu tư giá trị, và bạn cũng có thể hồi quy lợi nhuận của ông ấy trên lợi nhuận của việc làm một nhà đầu tư giá trị, đây được gọi là yếu tố giá trị.

Học hỏi 3 quy tắc của Warren Buffett để biến khoản đầu tư thành lợi nhuận

Yếu tố đó giải thích phần nào hiệu suất của ông, nhưng chỉ một phần nhỏ, chưa tính đến phần lớn lợi thế của ông, phần này không được giải thích. Sau đó chúng tôi tiến hành, “Giờ chúng ta hãy hồi quy lợi nhuận của nhà đầu tư giá trị”. Thứ ông ấy mua không chỉ là cổ phiếu giá rẻ mà còn là cổ phiếu chất lượng cao. Ông có bàn về điều đó trong các bài phát biểu và bài viết của mình – rằng ông rất thích mua các công ty chất lượng cao ở giá hợp lý.

Khi chúng tôi hồi quy kết quả của ông trên yếu tố tiêu chuẩn, bao gồm yếu tố giá trị, cũng như yếu tố chúng tôi đặt tên là Chất lượng Trừ Rác (Quality Minus Junk), một yếu tố chọn lọc cổ phiếu an toàn hơn, được gọi là cược ngược beta, thì chúng tôi có thể giải thích phần lớn hiệu suất của ông ấy, và thu được một chiến lược rất giống với hiệu suất của ông ấy… để giải đáp gần như toàn bộ lợi thế của ông.

Chúng tôi giải thích lợi thế của ông là ông làm những gì ông nói sẽ làm. Đúng, ông là nhà đầu tư giá trị, nhà đầu tư chất lượng, ông thích mua những công ty ổn định, có lợi nhuận, chất lượng cao với mức giá hợp lý và những loại cổ phiếu đó nhìn chung hoạt động tốt. Thú vị ở chỗ không chỉ các công ty chất lượng mà ông mua hoạt động tốt và là khoản đầu tư tốt, mà nhìn chung là các công ty chất lượng. Các loại cổ phiếu này nhìn chung hoạt động tốt, và ông hưởng lợi từ việc là một nhà đầu tư nhận ra điều này từ sớm và khai thác nó. Ông dùng đòn bẩy qua công ty bảo hiểm của mình một cách khôn ngoan, đạt hiệu suất cực tốt, đó là kết quả của những lựa chọn đầu tư và chiến lược đòn bẩy.

Michael: Ông ấy chắc chắn có dùng đòn bẩy ở một mức mà có lẽ nhà đầu tư F0 không hiểu, nhưng rõ ràng ông ấy thực hiện một cách rất thông minh – nhưng ông ấy không phải nhà giao dịch không dùng đòn bẩy.

Lasse: Đúng vậy. Ông ấy phát biểu khá tiêu cực về đòn bẩy, đúng là dùng nó có rủi ro. Nếu anh nhìn danh mục và hiệu suất của ông ấy, anh có thể thấy ông dùng đòn bẩy theo hai cách. Thứ nhất, anh chỉ cần nhìn vào bảng cân đối kế toán là thấy ông có đòn bẩy tài chính. Ông có nhiều khoản nợ phải trả, nguồn đòn bẩy từ phát hành trái phiếu, ông còn có rất nhiều khoản nợ liên quan đến bảo hiểm. Chúng tôi ước tính đòn bẩy của ông khoảng 1.6 đến 1.0. Có nghĩa là cứ mỗi đô la vốn tự có thì ông sẽ đầu tư vào 1.60 đô la của các công ty.

Cách còn lại để xem ông ấy có sử dụng đòn bẩy hay không là gì? Anh có nhớ tôi đã đề cập việc chúng tôi có thể mô phỏng hiệu suất danh mục cổ phiếu đại chúng của ông ấy không? Chúng tôi nhìn vào độ biến động, rủi ro của chiến lược rồi xem xét rủi ro, biến động của cổ phiếu Berkshire Hathaway. Đôi khi biến động của cổ phiếu Berkshire Hathaway lớn hơn biến động của các cổ phiếu đại chúng ông ấy nắm – điều đó tương ứng với ý kiến rằng… Berkshire áp dụng đòn bẩy cho danh mục. Nếu anh thêm đòn bẩy vào danh mục, anh sẽ có khuynh hướng tăng độ rủi ro và mức độ rủi ro đó tương ứng với đòn bẩy.

Michael: Đó chỉ là công cụ và ông ấy sử dụng công cụ một cách khôn ngoan.

Lasse: Đúng.

Happy Live Team

Trích: quyển sách “TREND FOLLOWING: Cách thức để kiếm được vận may lớn và giàu có trong các thị trường Bò, Gấu và các sự kiện Thiên nga đen” 

Có thể bạn quan tâm: Trend Following

“Thánh kinh” giao dịch theo xu hướng – Làm chủ dòng chảy thị trường tài chính

ĐẶT SÁCH NGAY

 

 

Các viết cùng chủ đề