fbpx

Phương pháp Chỉ số P/B

Bài viết này Happy Live sẽ cung cấp cho các bạn hiểu rõ hơn về chỉ số P/B là gì? Tìm hiểu ý nghĩa của nó và định giá được cổ phiếu theo P/B. Hãy cùng nhau đi hết bài viết nhé.

Chỉ số P/B là gì?

Chỉ số P/B là viết tắt của Price to Book Value Ratio (PBR), còn gọi tỷ số P/B hay Hệ số P/B thể hiện giá cổ phiếu hiện đang gấp bao nhiêu lần so với tài sản ròng của doanh nghiệp.

Phương pháp P/B là một công cụ để định giá cổ phiếu theo phân tích cơ bản.

Công thức tính chỉ số P/B

P/B = Giá thị trường / Giá trị sổ sách của cổ phiếu

hay Vốn hóa công ty / Vốn chủ sở hữu

Ví dụ: Nếu giá thị trường của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk (mã VNM) là 200.000 đồng và Giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu (book value) là 20.000 đồng. Vậy P/B của VNM = 10.

Nếu các bạn quyết định đầu tư vào VNM thì có nghĩa là các bạn sẵn sàng trả gấp 10 lần vốn chủ sở hữu của công ty và các bạn có sự tin tưởng rất lớn về triển vọng tương lai của VNM.

Phương pháp Chỉ số P/B

Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số P/B

Ưu điểm của chỉ số P/B

  • Vì Giá trị sổ sách thường có giá trị dương, nên có thể sử dụng P/B để định giá ngay cả những công ty làm ăn thua lỗ.
  • Vì Giá trị sổ sách thường ổn định hơn EPS, P/B sẽ là một chỉ số tốt khi EPS quá biến động hơn là chỉ số P/E, PEG, EV/EBIT, EV/EBITDA, P/S…
  • Chỉ sổ P/B rất phù hợp trong việc định giá những công ty có phần lớn tài sản có tính thanh khoản cao như ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm và các công ty đầu tư.

Nhược điểm của chỉ số P/B

  • Không phù hợp để định giá cổ phiếu của các công ty dịch vụ, nơi mà tài sản vô hình như con người, độ trung thành của khách hàng…
  • Chỉ số P/B sẽ không phải là một chỉ số tốt để so sánh các doanh nghiệp trong cùng ngành, do sự khác biệt về mô hình, chiến lược kinh doanh, phân khúc.
  • Không hiệu quả lắm ở những công ty tăng trưởng nhanh.
  • Có thể bị làm ảo do bút toán kế toán, như tài sản ngầm, tài sản ảo nhiều.

Ý nghĩa của chỉ số P/B

Ý nghĩa của chỉ số P/B thấp

  • Cổ phiếu đang bị định giá thấp.
  • Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…).
  • Tài sản thực tế của công ty thấp hơn so với phần ghi ở sổ sách (BCTC).

Ý nghĩa của chỉ số P/B cao

  • Cổ phiếu đang định giá cao.
  • Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
  • Công ty có nhiều tài sản ngầm đáng giá hơn nhiều như bất động sản, bằng sản chế, nắm cổ phần công ty khác.

Chỉ số P/B bao nhiêu là tốt?

Chỉ số P/B phụ thuộc vào lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh của doanh nghiệp, điều kiện vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP của đất nước).

Khi các yếu tố của doanh nghiệp như nhau, thì chỉ số P/B càng thấp càng tốt

Nếu hỏi chỉ số P/B bao nhiêu là tốt? Thì câu trả lời là không có câu trả lời tuyệt đối chính xác. Nhưng các công ty có thiên hướng tăng trưởng bền vững thường sẽ có chỉ số P/B rất cao và ngược lại

Ví dụ: P/B của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (mã VNM) > 10 (cuối năm 2017), hay Tập đoàn Vingroup (mã VIC) P/B = 10. Những công ty có thiên hướng giá trị thì có P/B thấp  như Vinasun (mã VNS) có P/B = 0.6, Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) có P/B =0.5.

Happy Live chia sẻ vài gợi ý sau để bạn có thể lọc ra những cổ phiếu tốt và tránh xa cổ phiếu xấu:

  • Công ty tạm tạm, tăng trưởng năm được năm mất, thua lỗ, thiếu ổn định mà P/B cao (Ví dụ như P/B >1 chẳng hạn), P/B càng cao thì càng tránh xa.
  • Thực tế tài sản có thực sự đáng giá hay không? Ví dụ công ty có quá nhiều hàng tồn kho, khoản phải thu thì chỉ sổ P/B càng dễ là số ảo, khi đó giá trị sổ sách (Book Value – BV) thực tế thấp hơn rất nhiều dẫn đến P/B bị tăng lên.
  • Yếu tố rủi ro của doanh nghiệp: như rủi ro về tài chính như Nợ, hay rủi ro về kinh doanh: kKhả năng xâm nhập ngành, rủi ro về quản trị như sự trung thực…

Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư chứng khoán chỉ thuần về sử dụng P/B, thì Happy Live ưu tiên xem xét các doanh nghiệp có P/B < 1.5. Tất nhiên, bạn sẽ không có khả năng mua được những công ty tốt nhất như HPG, MWG, FPT nhưng bù lại bạn sẽ trách được những cổ phiếu rác như ROS chẳng hạn.

Nếu tính toàn cục thì P/B càng cao thì càng rủi ro hơn và ngược lại P/B thấp sẽ an toàn hơn, tuy nhiên bạn cầ hiểu sâu sắc về chỉ số P/B này. P/B cao thường gắn liền với công ty tăng trưởng, P/B thấp gắn liền với công ty giá trị. Tuy nhiên nếu bạn mua những công ty P/B thấp nhưng gặp vấn đề khó xoay chuyển tình thế hay những công ty có P/B quá cao nhưng triển vọng không quá tốt, bạn sẽ gặp rắc rối.

Thông thường, P/B từ 0.7-1.5 là bình thường. Khi bạn mua cổ phiếu có chỉ số P/B cao, hãy đảm bảo đó là những công ty tuyệt vời và tăng trưởng tốt trong tương lai.

Nguồn: Tham khảo cophieux, Happy Live tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(Phương pháp đầu tư 4 chữ M giúp định giá cổ phiếu, giá cả và thời điểm mua hợp lý)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề