fbpx

Chiến lược đầu tư tăng trưởng của Philip Fisher

Philip Fisher  là một nhà đầu tư tăng trưởng đại tài, ngay cả Warren Buffett cũng thừa nhận là 15% phương pháp của ông học từ Philip Fisher. Ông đã đưa ra 15 tiêu chí để lựa chọn một cổ phiếu thường để biến nó thành những khoảng lợi nhuận kếch xù.

1. Liệu công ty có những sản phẩm và dịch vụ có đủ tiềm năng, thị trường đủ lớn để tăng doanh thu ít nhất trong vài năm tới không?”

Ở đây ông đánh giá gồm 3 yếu tố:  Sản phẩm tiềm năng + Quy mô thị trường + Khả năng tăng trưởng vài năm tới.

Buffett mua Coca-Cola khi đây là 1 sản phẩm tốt, tuy nhiên lúc đó chiếm tỷ trọng lớn ở Mỹ, nhưng ông nhìn ra rằng nó chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ ở Mỹ nên vẫn có thể phát triển.

Vinamilk: Là sản phẩm tốt, hưởng lợi với sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tỷ lệ uống sữa thấp so với trung bình thế giới, và có thể mở rộng thị trường ra quốc tế.

Chiến lược đầu tư tăng trưởng của Phil Fisher

2. Bộ máy quản lý của công ty có quyết tâm tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm hay những quy trình sản xuất, nhằm gia tăng hơn nữa tổng doanh thu trong khi tiềm năng tăng trưởng của các dòng sản phẩm hấp dẫn hiện tại đã bị khai thác quá nhiều?

Còn tiêu chí 2 đề cập đến thái độ quản lý. Đây là yếu tố con người, những cổ phiếu có nhà lãnh đạo tận tâm luôn nhạy bén sẽ giúp công ty mang về lợi nhuận tốt và nhiều nhất.

3. Những nỗ lực nghiên cứu và phát triển của công ty sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quy mô của nó?

Giống Peter Lynch, ông không muốn những doanh nghiệp phát triển quá nhanh, khi nó vượt quá khả năng kiểm soát, điều đó có hại hơn là có lợi.

Một mức tăng trưởng tốt và ổn định sẽ tốt hơn hẳn một mức tăng trưởng nhanh quá mức.

4. Cách thức tổ chức bán hàng của công ty đã hiệu quả chưa?

Doanh thu nhiều khi không liên quan đến kỹ năng bán hàng, mà do nó quá thiết yếu, hoặc ở trong thời điểm bùng nổ. Việc bán hàng hiệu quả rất có ích trong giai đoạn khó khăn có thể giúp công ty chiếm thị phần lớn hơn; hoặc có thể giữ vững chỗ đứng của mình trong thị trường cạnh tranh.

5. Biên lợi nhuận của công ty có cao không?

Những công ty có biên lợi nhuận nhỏ có thể kiếm lợi nhuận nhiều hơn khi thị trường phát triển tốt, nhưng những doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao thì bạn mới tồn tại và tiếp tục phát triển khi thị trường khó khăn.

6. Công ty đang làm gì để duy trì hoặc cải thiện biên lợi nhuận?”

Thương trường như chiến trường, nếu doanh nghiệp không tự mình cải tiến và nâng cao năng lực thì đối thủ sẽ làm điều đó và chiếm thế thượng phong.

7. Mối quan hệ giữa bộ máy lãnh đạo và người lao động trong công ty có tốt không?

Bạn sẽ thấy những cuộc biểu tình là hiểu rõ; tuy nhiên ở góc độ kinh doanh khi mối quan hệ này tốt thì công việc sẽ trơn tru và hiệu quả.

8. Đội ngũ lãnh đạo công ty có đoàn kết, đồng thuận cao không?

Sự đoàn kết luôn là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh!

9. Công ty có thật sự có chiều sâu quản lý không?

Để nắm giữ cổ phiếu theo tư duy lâu nhất có thể, có thể đến vài chục năm. Thì yêu cầu tính kế cận sẽ rất cao, giúp công ty phát triển bền vững.

Chiến lược đầu tư tăng trưởng của Phil Fisher

10. Công ty có kiểm soát tốt hệ thống kế toán và phân tích chi phí không?

Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí

Chúng ta không chỉ nhìn vào doanh thu tăng trưởng như thế nào mà chi phí có tăng trưởng quá mức hay không?

11. Công ty có chú ý đến những khía cạnh kinh doanh khá khác biệt với tính chất của ngành, những khía cạnh mang lại cho nhà đầu tư đầu mối quan trọng về mức độ nổi trội của công ty so với đối thủ cạnh tranh không?

Mỗi ngành có những tiêu chí dị biệt riêng, và nó tạo lợi thế cạnh tranh đối với đối thủ. Nhiều công ty chứng khoán nhưng tại sao chỉ vài công ty phát triển, còn lại ngụp lặn trong khó khăn và thất bại, tương tự như ngành sữa hay ngành khác.

12. Công ty có triển vọng lợi nhuận ngắn hạn và dài hạn như thế nào?

Nhiều công ty hoạt động vì lợi nhuận trước mắt; khi đó nhiều công ty khác lại cắt bớt lợi nhuận trước mắt nhằm ưu tiên những khoản lợi nhuận lâu dài. Nhưng công ty coi trọng lợi nhuận lâu dài mới là những công ty mang lại lợi ích cho nhà đầu tư.

13. Trong tương lai, nếu công ty có dự tính tăng trưởng dựa trên việc tăng vốn cổ phần bằng cách phát hành thêm cổ phiếu, thì lợi ích của các cổ đông hiện tại có giảm sút không?

Hãy nhìn cổ phiếu FLC thì hiểu, tăng vốn ào ạt và giá cổ phiếu mãi dậm chân tại chỗ!

14. Bộ máy quản lý công ty có luôn minh bạch với các nhà đầu tư về tình hình công ty khi nó hoạt động tốt nhưng lại che giấu khi có vấn đề?

Dù bất cứ hoàn cảnh nào, nhà đầu tư cũng sẽ loại trừ việc đầu tư vào những công ty đang cố gắng che giấu những thông tin không tốt.

15. Bộ máy quản lý công ty có liêm khiết không?

Ban lãnh đạo công ty là người hiểu rõ nhất hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Họ có tư lợi không? Họ có mua hoặc cho thuê những tài sản của chính mình cao hơn giá thị trường chung?

Quan điểm của Philip Fisher, một doanh nghiệp phải thỏa mãn 15/15 tiêu chí trên mới có thể là khoảng đầu tư tốt. Tuy nhiên một số công ty vẫn có thể là khoản đầu tư hiệu quả nếu nó hoàn toàn không đạt được một số rất ít trong các tiêu chí này.

Nguồn: cophieux

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán (phiên bản mới) + Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM

(Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu)

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề