fbpx

Cho vay margin tăng vọt đạt 156.000 tỷ đồng trong quý 3

Ước tính ở 50 công ty chứng khoán, dư nợ cho vay margin tới cuối quý 3 rơi vào khoảng 156.000 tỷ đồng…

cho-vay-margin-tang-vot-dat-156-000-ty-dong-trong-quy-3-happy-live-1

Thống kê của VnEconomy từ báo cáo tài chính Quý 3/2023 của 40 công ty chứng khoán đang niêm yết và chưa niêm yết, đại diện cho 96 tổng vốn chủ sở hữu của ngành chứng khoán cho thấy dư nợ cho vay ký quỹ toàn thị trường ở mức 155.600 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 3/2023, tăng hơn 12.000 tỷ đồng (8,4%) so với cuối quý 2/2023 và tăng mạnh gần 36% so với đầu năm 2023.

Ước tính ở 50 công ty chứng khoán, con số này rơi vào khoảng hơn 156.000 tỷ đồng. Như vậy, so với thời điểm dư nợ margin đạt đỉnh vào Q1/2022 (184 nghìn tỷ đồng), dư nợ cuối tháng 9 thấp hơn 28.000 tỷ đồng.

Ở một số công ty cho vay margin lượng lớn trên thị trường như SSI, VNDirect, Mirae Asset, TCBS, ACBS…tỷ lệ margin/vốn chủ sở hữu vẫn ở mức thấp cho thấy room cho vay vẫn còn lớn vì ngưỡng quy định là 2,0 lần, rủi ro căng margin chưa xuất hiện như một số giai đoạn thị trường bùng nổ trước đây.

Dư nợ cho vay margin tăng cao xuất phát từ tâm lý nhà đầu tư cá nhân trong nước đã tích cực hơn trong bối cảnh lãi suất giảm, chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn so với ngân hàng.

Nhà đầu tư cá nhân đã mua ròng tới 19.000 tỷ đồng cổ phiếu trong ba quý qua, trái ngược mức 16.000 tỷ đồng bán ròng ở cả năm trước, bất chấp khối ngoại bán ròng. Số tài khoản nhà đầu tư cá nhân mở mới cũng liên tục lập kỷ lục trong vòng một năm trở lại.

Dư nợ cho vay margin cũng giúp thanh khoản thị trường được cải thiện. Giá trị giao dịch bình quân tháng sau luôn tăng trưởng so với tháng trước. Chẳng hạn, trong tháng 9 vừa qua, giá trị giao dịch bình quân ba sàn tăng 11,2% so với tháng 9 (+85,4% so với cùng kỳ) lên 28.624 tỷ đồng/phiên giao dịch, trong đó HOSE: 25.131 tỷ đồng/phiên, +12,7% so với tháng trước; HNX: 2.387 tỷ đồng/phiên, +9,0% so với tháng trước; UPCOM: 1.105 tỷ đồng/phiên, -11,3% so với tháng trước).

Mặc dù cho vay margin tăng mạnh nhưng nghiệp vụ này không hẳn là con gà đẻ trứng vàng cho các công ty chứng khoán trong quý 3 vừa qua. Đơn cử, tại Chứng khoán HSC, cho vay margin tăng mạnh lãi từ nghiệp vụ này lại suy giảm; tại SSI cho vay margin cũng tăng nhưng tăng trưởng lãi cho vay không đáng kể chỉ tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tình trạng này diễn ra tương tự ở một số công ty chứng khoán như VnDirect…

Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng ở nghiệp vụ tự doanh, hầu hết các công ty chứng khoán công bố kết quả kinh doanh tới thời điểm hiện tại đều công bố lãi tăng trưởng trong quý 3 vừa qua với mức tăng bằng lần như VIX, VDSC, DSC, SSI, VnDirect…

Với kỳ vọng thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng vào cuối năm , VnDirect dự báo tổng giá trị giao dịch tài sản tài chính tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam sẽ tăng với tốc độ tương tự (~16%) lên khoảng 910 nghìn tỷ đồng từ 784 nghìn tỷ đồng vào cuối Q2/23 (dữ liệu được thu thập từ top 30 công ty môi giới về quy mô tài sản).

Kết hợp với tỷ lệ cho vay ký quỹ ngành trên tổng giá trị tài sản niêm yết trong 3 năm gần đây thường rơi vào khoảng ~17% đến 20%, VnDirect kỳ vọng tổng cho vay ký quỹ toàn thị trường có thể đạt 155-180 nghìn tỷ đồng trong nửa cuối năm, tăng 10-30% so với mức 140 nghìn tỷ đồng vào cuối Q2/23.

Với tổng vốn chủ sở hữu của 30 công ty đạt ~183 nghìn tỷ đồng vào cuối quý 2 năm 2023, con số này cho thấy tỷ lệ cho vay margin/vốn chủ sở hữu toàn ngành sẽ rơi vào khoảng 0,85 – 1,0 lần.

Tiến Phát

vneconomy

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề