fbpx

Cổ phiếu tháng 7 áp sát “mùa rủi ro”?

Khi một thị trường mà cổ phiếu đã bật tăng trên 30% chỉ trong vòng 2 tháng, có lý do để giới đầu tư bắt đầu cẩn trọng ở thời điểm hiện tại. 

Mức tăng đột biến trong thời gian quá ngắn có thể xem là một dạng rủi ro. Như ông trùm quỹ phòng hộ Ray Dalio – nhà sáng lập hãng quản lý tài sản Bridgewater Associates – cho rằng, sai lầm của nhà đầu tư cá nhân là nghĩ rằng một cổ phiếu đã tăng là tốt thay vì đắt hơn.

Cổ phiếu tháng 7 áp sát "mùa rủi ro"?

Chứng khoán Việt đã trải qua tháng giảm điểm đầu tiên sau hai tháng 4-5 liên tục bứt phá. Tuy nhiên, tháng 06/2020 lại là khoảng thời gian mà thanh khoản giao dịch thị trường bùng nổ với sự xuất hiện của phiên giao dịch tỷ đô vào ngày 15, khi một nhóm nhà đầu tư dẫn dắt bởi quỹ Kohlberg Kravis Roberts (KKR) gom 6% cổ phần tại Vinhomes (HOSE: VHM).

Vẫn còn một chặng đường dài để VN-Index trở lại mức điểm số trước khi Covid-19 xuất hiện. Nền kinh tế Việt Nam và khối các doanh nghiệp niêm yết nói riêng phải chứng minh được sức khỏe khi Chính phủ đã làm rất tốt công tác chặn đứng dịch bệnh lây lan.

Sau mùa đại hội thường niên, liều thuốc thử tiếp theo được giới đầu tư trông ngóng là kỳ công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 2. Đây có lẽ là thời điểm mà sự phân hóa thành tích giữa các cổ phiếu, dòng cổ phiếu được thể hiện rõ rệt hơn nữa.

Đến nay, một số doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm đầy ấn tượng. Như DBC với mức tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng lên đến 2,600%, DPM là 334%, DGW với mức tăng 48%, hay hai ngân hàng OCB và VIB đều có mức tăng trưởng lợi nhuận trên 60% so với cùng kỳ. Dù vậy, thực tế là những cái tên kể trên chỉ là thiểu số trong 744 doanh nghiệp niêm yết tại HOSE và HNX.

Trước khi nhìn về tương lai, điểm lại những cổ phiếu có lịch sử tăng giá trong các tháng 7 của giai đoạn 2017-2019. Theo đó, tại sàn HOSE có 19 cái tên góp mặt.

Các cổ phiếu HOSE tăng giá trong tất cả tháng 7 giai đoạn 2017-2019

Cổ phiếu tháng 7 áp sát "mùa rủi ro"?
Nguồn: VietstockFinance

Trong nhóm kể trên, 15/19 cổ phiếu vượt qua thành tích của VN-Index trong tháng 7 liên tiếp vào giai đoạn 2017-2019. Trong đó, TVB là cổ phiếu mang lại lợi nhuận lớn nhất cho nhà đầu tư với tổng suất sinh lời 71% trong 3 tháng.

Đáng lưu ý, dù thị giá tăng trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh quá khứ, nhưng trong số những cái tên kể trên chỉ duy nhất MBB là tăng trưởng cả về thu nhập lãi thuần và lợi nhuận ròng liên tiếp trong các quý 2 từ 2017-2019. BID chỉ giữ được đà tăng trưởng thu nhập lãi thuần, trong khi đó, chỉ có thêm REE và PHR là đạt doanh thu thuần quý 2 tăng trong liên tiếp 3 năm. Về mặt lợi nhuận quý 2, ngoài MBB chỉ có thêm GEG giữ được tăng trưởng trong cả giai đoạn 2017-2019.

Cổ phiếu tháng 7 áp sát "mùa rủi ro"?
Nguồn: VietstockFinance

Có thể thấy, trong ngắn hạn, các kết quả kinh doanh chỉ là một phần trong những yếu tố tạo nên thành tích thị trường của cổ phiếu.

Với chiều giảm, lượng cổ phiếu niêm yết HOSE “cài số lùi” trong các tháng 7 giai đoạn 2017-2019 bao gồm 29 cái tên, áp đảo so với chiều tăng (19).

Trong khi đó, ở sàn HNX, số lượng cổ phiếu tăng/giảm trong khoảng thời gian như trên chỉ nằm ở con số 5/7.

Cổ phiếu HOSE giảm trong tất cả tháng 7 giai đoạn 2017-2019

Cổ phiếu tháng 7 áp sát "mùa rủi ro"?
Nguồn: VietstockFinance

Các cổ phiếu HNX tăng/giảm trong tất cả tháng 7 giai đoạn 2017-2019

Cổ phiếu tháng 7 áp sát "mùa rủi ro"?
Nguồn: VietstockFinance

Bên cạnh mùa báo cáo kết quả kinh doanh, ngày 01/08 sắp tới cũng là thời điểm các doanh nghiệp đại chúng phải đảm bảo Chủ tịch HĐQT không còn kiêm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc. Những thay đổi trong ban lãnh đạo điều hành cấp cao diễn ra ngay trong giai đoạn sóng dữ vì Covid-19 là điều cần phải chú ý.

Nguồn: Vietstock

Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance

Nhận diện SIÊU BONG BÓNG

Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán

Giải mã từ khóa “lạc quan tếu” trong tâm lý đầu tư

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề