fbpx

Cuộc đua giao đồ ăn trực tuyến – Thị trường ngày càng nóng bỏng

Nhịp sống hiện đại bận rộn dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống của nhiều người, thay vì nấu nướng hay ra quán thì họ chọn giải pháp giao hàng tận nơi.

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến: Cuộc đua ngày càng nóng bỏng

Sự chuyển mình trong hành vi tiêu dùng này đã và đang tạo ra một cuộc đua giao đồ ăn trực tuyến của các thương hiệu vô cùng khốc liệt. Thị trường này đang dần nóng lên từng ngày với tiềm năng khai thác ngày một rộng lớn.

Xu thế giao đồ ăn tận nhà và insight khách hàng

Những bữa ăn tiện lợi nhanh chóng đang là sự lựa chọn của nhiều người, đặc biệt là thế hệ Millennial (những người sinh ra trong giai đoạn 1980-2000). Theo khảo sát của Havas Riverorchid vào năm 2017, có đến 80% người tham gia phỏng vấn cho biết họ đã từng sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn nhanh. Thời gian chủ yếu tập trung vào các bữa ăn trưa, ăn tối trong tuần với các món ăn phổ biến như: gà rán, Pizza, mỳ Ý,… và đồ ăn Việt.

Khảo sát cũng chỉ ra rằng, người tiêu dùng Việt Nam có thói quen tìm kiếm dịch vụ này thông qua trang web hoặc đặt đồ ăn từ những nhà hàng đã quen biết trước. Cũng qua khảo sát, người dùng mong muốn được cải thiện các yếu tố như thời gian giao hàng nhanh hơn, chất lượng thức ăn ngon và đảm bảo, giá thành hợp lý vì không cần sử dụng không gian nhà hàng.

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến: Cuộc đua ngày càng nóng bỏng

Theo báo cáo mới nhất của Euromonitor, thị trường đặt món trực tuyến tại Việt Nam có giá trị 33 triệu USD trong năm nay và dự báo sẽ đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020. Qua đó, có thể thấy giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang là miếng bánh “béo bở”, thu hút nhiều đơn vị trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này.

Cuộc đua “khốc liệt” của các thương hiệu

Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam tuy khá mới nhưng cũng vô cùng sôi động. Các tên tuổi “sừng sỏ” nhất đang được đông đảo người dùng biết đến là Now (tên cũ là Delivery Now), Grab Food và Go Việt.

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến: Cuộc đua ngày càng nóng bỏng

Theo khảo sát của Havas Riverorchid, khi nhắc đến dịch vụ giao hàng tận nơi, cái tên đầu tiên được khách hàng nghĩ đến tại TP.HCM chính là Now. Giữa năm 2017, CEO của Foody từng chia sẻ Now có gần 10.000 đơn hàng mỗi ngày. Tại thời điểm này, chắc chắn con số này đã gia tăng nhiều hơn khi mà dịch vụ giao hàng ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng.

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến: Cuộc đua ngày càng nóng bỏng

Thành công của Now đến từ dịch vụ giao hàng nhanh chóng với mức phí hợp lý, và sự cộng tác với chuỗi nhà hàng, đơn vị cung cấp đồ ăn nước uống đa dạng (khoảng 20.000 nhà hàng) cùng các chương trình ưu đãi khuyến mãi đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Thị phần khách hàng trung thành của Now đang là con số ao ước của các thương hiệu cạnh tranh khác.

Tuy nhiên, cách vận hàng còn khá nặng về thủ công như hiện nay khiến Now gặp nhiều khó khăn trong xử lý đơn hàng và tốc độ giao hàng còn vượt xa mục tiêu “Đặt đồ ăn, giao từ 25 phút” mà thương hiệu này đã tuyên bố trước đó.

Sau cuộc thâu tóm Uber của Grab tại thị trường Đông Nam Á, thương hiệu này tiếp tục tham vọng mở rộng ở nhiều lĩnh vực. Đầu tháng 6 năm nay, Grab đã triển khai dịch vụ GrabFood đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ chưa đầy 6 tháng sau, thương hiệu này đã phủ sóng tại 3 thành phố lớn nhất Việt Nam (Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng) và thu được kết quả tăng trưởng gấp 20 lần.

Trong buổi ra mắt, Mr Jerry Lim – CEO Grab Việt Nam tuyên bố rằng tốc độ giao nhận 1 đơn hàng của GrabFood sẽ khoảng 25 phút, đồng thời mục tiêu hướng đến là 20 phút trong tương lai. Sự tự tin này của Grab Food đến từ lượng đối tác hơn 175 nghìn người bao gồm cả ô tô và xe máy của mình, và kinh nghiệm mảng giao đồ ăn ở thị trường Thái Lan và Indonesia mà Grab đã từng thắng lợi. Với chiến lược truyền thông rầm rộ, hợp tác với Ca sĩ Mỹ Tâm, GrabFood đang thực sự khai chiến quyết liệt với ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến Now.

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến: Cuộc đua ngày càng nóng bỏng

Thế nhưng, đến thời điểm này GrabFood vẫn còn tồn đọng một vài yếu điểm nhất định. Hiện tại, nhiều món ăn trong danh mục của dịch vụ không hợp tác trực tiếp với đơn vị chế biến. Tài xế chỉ đơn giản đến mua hàng hộ theo yêu cầu của người dùng và phải chi trả tiền trước chứ không dùng phần mềm quản lý bán hàng. Điều này khiến nhiều tài xế không thật sự hào hứng vì họ có thể gặp rủi ro nếu người dùng “bùng đơn” và chờ đợi chế biến món lâu. Dường như GrabFood đang đi lại vết xe đổ của Now trong bài toán vận hành và tốc độ giao hàng.

Go-Viet là tân binh mới gia nhập thị trường giao đồ ăn Việt. Tháng 11 vừa qua Go-Viet đã chính thức thử nghiệm dịch vụ giao đồ ăn với tên gọi Go-Food. Với hậu thuẫn từ đội ngũ Go-Việt và hỗ trợ công nghệ của Go-Jek, Go-Food đáp ứng nhu cầu ẩm thực bằng việc hợp tác hàng chục nghìn đối tác trên toàn quốc, từ tiệm ăn bình dân cho đến các nhà hàng sang trọng. Thương hiệu này cũng đang tỏ rõ tham vọng chiếm lĩnh thị trường trẻ khi hợp tác với những cái tên có tầm ảnh hưởng lớn như MTP Sơn Tùng để đại diện cho chiến dịch quảng bá hình ảnh của mình.

Mặc dù vậy, cũng giống như GrabFood, tài xế của Go-Food sẽ ứng tiền trước và đến cửa hàng mua hộ theo yêu cầu của người dùng. Do đó, các tài xế sẽ mất thời gian chờ đợi chế biến món cũng như chấp nhận rủi ro khách hàng hủy đơn. Ngoài ra, một số tính năng của Go-Food vẫn chưa được hoàn thiện như khuyến mãi, món ăn đang giảm, hay thanh toán bằng ví điện tử mà chỉ hỗ trợ thanh toán tiền mặt.

Lời kết: Ba thương hiệu Now, GrabFood hay Go-Food đều có những lợi thế cũng như những khuyết điểm nhất định. Sự góp mặt của nhiều đối thủ cạnh tranh “sừng sỏ” vào khai thác một thị trường tiềm năng là điều hoàn toàn dễ hiểu trong kinh doanh. Đây cũng chính là yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự phát triển chất lượng dịch vụ của các thương hiệu, cũng như mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn dịch vụ cho mình, giảm thiểu tình trạng quá tải đơn hàng vào những giờ cao điểm.

Nguồn: Advertisingvietnam

Có thể bạn quan tâm: Marketing giỏi phải kiếm được tiền – Cựu CEO Marketing Coca Cola Sergio Zyman

Marketing giỏi phải kiếm được tiền

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề