fbpx

Guy Spier: Đã là nhà đầu tư thì đừng cố mua cổ phiếu người khác bán cho mình

Cũng như nhiều điều khác trong cuộc đời đầu tư của tôi, sự hiểu biết về vấn đề này cũng nảy ra từ những cuộc trò chuyện với Mohnish. Trong chuyến đi của chúng tôi đến Ấn Độ năm 2009, tôi hỏi han ông ấy về đủ mọi thứ trên đời, bao gồm cả cách Monish đầu tư. Rõ ràng là ông đã nghĩ thấu đáo về những câu hỏi này bằng một tư duy logic và thiết lập nên những quy tắc dẫn đường cho mọi điều ông ấy làm. Ví dụ, Monish quyết định rằng sẽ không bao giờ đặt lệnh mua hay bán trong khi thị trường đang mở cửa (tôi biết bạn đang chau mày, chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này sau).

Đã là nhà đầu tư thì đừng cố mua cổ phiếu người khác bán cho mình - Guy Spier

Khi tôi trở về sau chuyến đi, tôi nói với chính mình, “Guy à, mày làm sai hết rồi”. Mohnish (Mohnish Pabrai – tác giả quyển sách Nghệ thuật đầu tư Dhandho) được di truyền lối tư duy khác tôi về nhiều mặt, bao gồm cả sự sẵn lòng đảm đương những rủi ro rõ rệt – hay sự không rõ ràng (uncertainty) – hơn hẳn tôi về mức độ cảm xúc. Nhưng tôi kiên quyết theo gương Monish bằng cách áp dụng tiêu chuẩn ngặt nghèo của ông vào quy trình của chính tôi. Rồi, đây là 8 nguyên tắc, thói quen, và lệ thường tôi đã đưa vào áp dụng. Đây không phải là một danh sách các nguyên tắc đã kiện toàn. Nhưng tôi hy vọng cho bạn trải nghiệm những điều tôi đã học được cho đến giờ.

Phần 1: 8 nguyên tắc đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả của Guy Spier – Quy tắc đầu tiên: Ngưng kiểm tra giá cổ phiếu

Nguyên tắc thứ 2: Nếu ai cố bán cho bạn thứ gì, đừng mua thứ ấy

Trong những năm đầu giai đoạn còn ở trong vòng xoáy New York, lợi nhuận quỹ của tôi cũng được được, và tôi bị tổn thương vì dường như chẳng mấy ai chú ý đến mình. Khi ấy chắc hẳn thông tin của tôi đã nằm trong nhiều cơ sở dữ liệu vì điện thoại của tôi cứ rung liên hồi. Mọi người đều muốn bán gì đó cho tôi. Các bạn môi giới gọi để chào cổ phiếu cho tôi. Các bạn đại diện tiêu thụ gọi để bán cho tôi những thứ đắt đỏ như hệ thống nghiên cứu, thuê bao thông tin đầu tư, dịch vụ điện thoại mới, và vô vàn những thứ khác. Ban đầu, những cuộc gọi ấy dường như là thang đo mức độ thành công của tôi, cứ như thể vì tôi là ngôi sao sáng nên thu hút nhiều thiêu thân bay đến. Nhưng tôi sớm bắt đầu nhận ra mình đã có những quyết định tệ hại khi mua những thứ được chào bán cho mình.

Vấn đề ở đây chính là bộ não của tôi (và cũng như của các bạn) cực kỳ kém trong việc đưa ra quyết định hợp lý khi đối mặt với một kịch bản bán hàng được trau chuốt kỹ lưỡng đến từng chi tiết, lại được một người bán hàng vô cùng tài năng phô diễn. Nên tôi đã áp dụng một nguyên tắc đơn giản đã được chứng minh là vô cùng hữu hiệu. Khi ai đó gọi tôi để chào bán món gì, tôi đáp một cách nhã nhặn rằng, “Tôi rất tiếc. Nhưng tôi có một nguyên tắc là không cho phép bản thân mua bất kỳ món gì do người khác chào bán”.

Người bán hàng sẽ kinh ngạc và phản đòn bằng những câu hỏi như: “Nhưng làm sao mà ông biết mình chọn đúng dịch vụ viễn thông?” Các nhà phân tích cổ phiếu thì lại nói: “Nhưng ông không nghĩ đây là một cổ phiếu rất tốt sao?”

8 nguyên tắc đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả của Guy Spier - Quy tắc 2: Không mua đồ người ta cố bán cho mình

Đôi khi họ đúng. Một cách logic, lẽ ra tôi nên đổi dịch vụ viễn thông hay ồ ạt mua vào các ý tưởng đầu tư tuyệt vời của họ. Nhưng tôi chọn cách không làm như vậy. Có thể về ngắn hạn, tôi bị lỡ cơ hội. Nhưng nhìn chặng đường dài cả cuộc đời, rõ mười mươi là tôi có lợi hơn nhiều khi chọn phương án tách mình ra khỏi những người chào bán cho tôi vì lợi ích cá nhân. Đây là phương pháp áp dụng đơn giản của cái gọi là “lựa chọn bất lợi” (adverse selection). Nhưng Charlie Munger đã từng nói đùa, “Điều tôi muốn biết nhất chính là nơi tôi sẽ qua đời để tôi không bao giờ đặt chân đến đó”. Với tôi, nếu một thương vụ được chào bán cho tôi, đó ắt hẳn là nơi tôi muốn tránh không muốn đặt chân đến.

Tôi thậm chí còn áp dụng quy tắc này khi ở bữa tiệc cocktail và một ai đó bắt đầu kể với tôi về một cổ phiếu tuyệt vời mà họ đang nắm giữ hay một công ty tư nhân mà họ muốn mời tôi đầu tư. Có thể tôi sẽ lắng nghe. Có thể tôi sẽ rất ấn tượng. Có thể tôi sẽ rất thèm muốn. Nhưng tôi sẽ không mua nếu họ được hưởng lợi từ quyết định mua của tôi. Trong nhiều trường hợp, cái họ được hưởng không hẳn là hoa hồng hay một lợi ích kinh tế cụ thể: có thể đơn giản là họ được hưởng sự thỏa mãn tâm lý khi bán thành công ý tưởng của mình. Dù sao thì đó cũng là điều tôi chắc chắn sẽ không làm do ý tưởng đó sai từ trong trứng nước khi nó xuất phát từ tư lợi của người bán. Như thường lệ, Buffett biết điều này trước tôi rất lâu. Ví dụ, ông có quy tắc không bao giờ tham gia một cuộc đấu giá công khai. Học theo ông, đến giờ tôi không bao giờ đầu tư vào bất kỳ vụ IPO nào và sau này cũng không. Khi một công ty lên sàn, đứng phía sau nó là cả một Wall Street với sức mạnh bán hàng có thể bẻ cong sự thật. Dĩ nhiên, vài vụ IPO lên như diều gặp gió. Nhưng động cơ của các thế lực tài chính ấy thật độc hại, nên tôi thấy an toàn hơn chính là bỏ qua toàn bộ các thương vụ IPO khỏi danh mục mua, cho dù làm vậy có thể nhỡ mất những cơ hội thắng to.

Nguyên tắc: Nếu người bán tư lợi khi tôi mua hàng, tôi sẽ không mua.

Nguồn: Sách Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị

Có thể bạn quan tâm:

Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị – Guy Spier

Hành trình lột xác từ tay “mafia” cò mồi phố Wall

trở thành nhà đầu tư giá trị chân chính

Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề